Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
BÀI 13: MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT (4 TIẾT) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
– Nêu được một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt về chính trị, kinh tế, tư tưởng,
tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật,...
– Nêu được về những ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt.
– Trình bày được ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. 2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc
quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, hợp tác có hiệu quả với các
thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập. b. Năng lực lịch sử
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác các nguồn sử liệu, tranh ảnh, lược đồ…nêu
được thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư liệu, quan sát hình ảnh
nêu được những ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt; ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt
trong lịch sử dân tộc Việt Nam. 3. Phẩm chất
- Yêu nước: Trân trọng giá trị của văn minh Đại Việt, tự hào về truyền thống dân tộc - Trách nhiệm:
+ Hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia hoạt động nhóm
+ Có trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị văn minh Đại Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy và bài trình chiếu Powerpoint - Phiếu học tập 2. Học sinh: SGK, SBT
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi về một thành tựu của văn minh Đại Việt (được hỏi trong
chương trình “Đường lên đỉnh Ôlympia” trận chung két năm 2022.
b. Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS trả lời cá nhân
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV nêu vấn đề: Trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, trận chung kết năm 2022 được
tổ chức vào ngày 2/10; tại phần thi “Về đích”, thí sinh Vũ Bùi Đình Tùng (trường THPT chuyên
Trần Phú – Hải Phòng) có nhận được 1 câu hỏi như sau: “Tấm bản đồ địa lý nào của nước ta vẽ
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
khoảng năm 1838, có ghi hai tên “Hoàng Sa” và “Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam?
Với câu hỏi này, Vũ Bùi Đình Tùng đã xuất sắc giành trọn vẹn 20 điểm? Vậy, câu trả lời của Đình Tùng là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: Đại Nam nhất thống toàn đồ
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- GV dẫn dắt vào bài học: Tấm bản đồ trên là một trong những thành tựu về khoa học của văn
minh Đại Việt. Đó là một trong những cơ sở quan trọng giúp Việt Nam tiếp tục đấu tranh về mặt
pháp lý để bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. Vậy, trong suốt gần 1000 năm tồn tại, văn minh
Đại Việt còn đạt được những thành tựu rực rỡ và toàn diện nào khác? Bài học hôm nay sẽ giúp
chúng ta có thêm những hiểu biết về nền văn minh trên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thành tựu về chính trị của văn minh Đại Việt
a. Mục tiêu: Nêu được thành tựu về chính trị của văn minh Đại Việt
b. Nội dung: GV nêu câu hỏi ; HS làm việc cá nhân/ thảo luận cặp đôi, đọc nội dung thông tin
mục 1, tr.99 - 100, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở thành tựu về chính trị của văn minh Đại Việt.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân 1. Thành tựu cơ bản
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Chính trị GV nêu câu hỏi:
* Tổ chức bộ máy nhà nước
1. Từ thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX, các triều đại phong kiến - Mô hình nhà nước: chuyên chế
Đại Việt đã tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình trung ương tập quyền (tiếp thu từ mô
nào?Việc xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình đó là hình Trung Quốc)
do ảnh hưởng từ quốc gia nào?
- Bước đầu được xây dựng từ các
2. Mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế được xây triều Đinh – Tiền Lê, sau đó ngày
dựng từ triều đại nào và phát triển lên đến đỉnh cao dưới càng hoàn thiện và phát triển đỉnh triều đại nào?
cao dưới thời Lê sơ, đặc biệt từ thời
3. Nêu một số đặc điểm chung cơ bản của mô hình nhà vua Lê Thánh Tông.
nước quân chủ chuyên chế
- Đặc điểm: nhà vua đứng đầu, nắm
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
quyền lực tối cao, cha truyền con
+ HS đọc thông tin SGK tr.69 - 70, làm việc cá nhân, nối. Dưới vua là hệ thống các cơ
thực hiện nhiệm vụ học tập.
quan văn phòng và quan lại giúp việc
+ GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi
+ GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ GV nhấn mạnh: Tuy đều xây dựng mô hình nhà nước
chuyên chế trung ương tập quyền, nhưng mỗi triều đại
cũng có đặc trưng riêng. Thời nhà Lý, thiết chế tập quyền
vẫn mang tính thân dân. Từ thời Lê sơ trở về sau mang
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
tính quan liêu và chuyên chế cao.
Trong tiến trình phát triển, các triều đại phong kiến có
đặt ra yêu cầu cải cách. Tiêu biểu là cải cách của Hồ Quý
Ly (cuối XIV – đầu XV), của vua Lê Thánh Tông (cuối
XV), của vua Minh Mạng (giữa thế kỉ XIX)
* Nhiệm vụ 2: Hoạt động cặp đôi
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Luật pháp
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi
- Các bộ luật tiêu biểu:
1. Vì sao các triều đại phong kiến lại ban hành luật + Thời Lý: bộ Hình thư pháp?
+ Thời Trần: bộ Hình luật
2. Kể tên một số bộ luật tiêu biểu của nước ta thời phong + Thời Lê sơ: bộ Quốc triều hình luật kiến? (Luật Hồng Đức)
3. Điểm chung của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê sơ, + Thời Nguyễn: Hoàng Việt luật lệ Nguyễn là gì? (Luật Gia Long)
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Nội dung:
+ HS đọc thông tin SGK tr.70, làm việc cặp đôi, thực + Bảo vệ quyền lực của vua, quý tộc,
hiện nhiệm vụ học tập. quan lại
+ GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
+ Bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Bảo vệ quyền lợi của nhân dân,
+ GV mời 1- 2 cặp đôi trả lời câu hỏi
trong đó có quyền lợi của phụ nữ.
+ GV mời cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ GV dẫn chứng một số điều luật cụ thể, yêu cầu HS rút
ra nội dung, vai trò của luật pháp thông qua các điều luật đó
● “Những người tự tiện giết trâu ngựa thì xử phạt 80
trượng và phải nộp tiền giá con trâu ngựa ấy vào công
khố” (Điều 580, bộ Quốc triều hình luật)→bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp
● “Khi xa giá vua đi qua mà xông vào hàng người đi theo
thì xử tội đồ, nếu xông vào đội cận vệ thì xử chém. Lầm
lỡ thì giảm một bậc” (Luật Hồng Đức) →bảo vệ nhà vua
● “Bán ruộng đất ở biên cương cho người ngoại quốc thì
xử chém” (Luật Hồng Đức) → bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền quốc gia
● “Đào trộm đê đập làm thiệt hại nhà cửa, lúa má thì xử
đồ, lưu, bắt đền tổn hại” (Luật Hồng Đức) → bảo vệ
quyền lợi chân chính cho nhân dân
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Giáo án Bài 13 Lịch sử 10 Cánh diều (2024): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt
1.7 K
863 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Lịch sử 10 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Lịch sử 10 Cánh diều mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 10 Cánh diều.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(1726 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Lịch Sử
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 10
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
BÀI 13: MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT
(4 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
– Nêu được một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt về chính trị, kinh tế, tư tưởng,
tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật,...
– Nêu được về những ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt.
– Trình bày được ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc
quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, hợp tác có hiệu quả với các
thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b. Năng lực lịch sử
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác các nguồn sử liệu, tranh ảnh, lược đồ…nêu
được thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư liệu, quan sát hình ảnh
nêu được những ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt; ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt
trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Trân trọng giá trị của văn minh Đại Việt, tự hào về truyền thống dân tộc
- Trách nhiệm:
+ Hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia hoạt động nhóm
+ Có trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị văn minh Đại Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy và bài trình chiếu Powerpoint
- Phiếu học tập
2. Học sinh: SGK, SBT
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi về một thành tựu của văn minh Đại Việt (được hỏi trong
chương trình “Đường lên đỉnh Ôlympia” trận chung két năm 2022.
b. Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS trả lời cá nhân
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV nêu vấn đề: Trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, trận chung kết năm 2022 được
tổ chức vào ngày 2/10; tại phần thi “Về đích”, thí sinh Vũ Bùi Đình Tùng (trường THPT chuyên
Trần Phú – Hải Phòng) có nhận được 1 câu hỏi như sau: “Tấm bản đồ địa lý nào của nước ta vẽ
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
khoảng năm 1838, có ghi hai tên “Hoàng Sa” và “Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam?
Với câu hỏi này, Vũ Bùi Đình Tùng đã xuất sắc giành trọn vẹn 20 điểm? Vậy, câu trả lời của
Đình Tùng là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: Đại Nam nhất thống toàn đồ
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV dẫn dắt vào bài học: Tấm bản đồ trên là một trong những thành tựu về khoa học của văn
minh Đại Việt. Đó là một trong những cơ sở quan trọng giúp Việt Nam tiếp tục đấu tranh về mặt
pháp lý để bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. Vậy, trong suốt gần 1000 năm tồn tại, văn minh
Đại Việt còn đạt được những thành tựu rực rỡ và toàn diện nào khác? Bài học hôm nay sẽ giúp
chúng ta có thêm những hiểu biết về nền văn minh trên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thành tựu về chính trị của văn minh Đại Việt
a. Mục tiêu: Nêu được thành tựu về chính trị của văn minh Đại Việt
b. Nội dung: GV nêu câu hỏi ; HS làm việc cá nhân/ thảo luận cặp đôi, đọc nội dung thông tin
mục 1, tr.99 - 100, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở thành tựu về chính trị của văn minh Đại Việt.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV nêu câu hỏi:
1. Từ thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX, các triều đại phong kiến
Đại Việt đã tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình
nào?Việc xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình đó là
do ảnh hưởng từ quốc gia nào?
2. Mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế được xây
dựng từ triều đại nào và phát triển lên đến đỉnh cao dưới
triều đại nào?
3. Nêu một số đặc điểm chung cơ bản của mô hình nhà
nước quân chủ chuyên chế
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc thông tin SGK tr.69 - 70, làm việc cá nhân,
thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi
+ GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ GV nhấn mạnh: Tuy đều xây dựng mô hình nhà nước
chuyên chế trung ương tập quyền, nhưng mỗi triều đại
cũng có đặc trưng riêng. Thời nhà Lý, thiết chế tập quyền
vẫn mang tính thân dân. Từ thời Lê sơ trở về sau mang
1. Thành tựu cơ bản
a. Chính trị
* Tổ chức bộ máy nhà nước
- Mô hình nhà nước: chuyên chế
trung ương tập quyền (tiếp thu từ mô
hình Trung Quốc)
- Bước đầu được xây dựng từ các
triều Đinh – Tiền Lê, sau đó ngày
càng hoàn thiện và phát triển đỉnh
cao dưới thời Lê sơ, đặc biệt từ thời
vua Lê Thánh Tông.
- Đặc điểm: nhà vua đứng đầu, nắm
quyền lực tối cao, cha truyền con
nối. Dưới vua là hệ thống các cơ
quan văn phòng và quan lại giúp việc
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
tính quan liêu và chuyên chế cao.
Trong tiến trình phát triển, các triều đại phong kiến có
đặt ra yêu cầu cải cách. Tiêu biểu là cải cách của Hồ Quý
Ly (cuối XIV – đầu XV), của vua Lê Thánh Tông (cuối
XV), của vua Minh Mạng (giữa thế kỉ XIX)
* Nhiệm vụ 2: Hoạt động cặp đôi
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi
1. Vì sao các triều đại phong kiến lại ban hành luật
pháp?
2. Kể tên một số bộ luật tiêu biểu của nước ta thời phong
kiến?
3. Điểm chung của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê sơ,
Nguyễn là gì?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc thông tin SGK tr.70, làm việc cặp đôi, thực
hiện nhiệm vụ học tập.
+ GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV mời 1- 2 cặp đôi trả lời câu hỏi
+ GV mời cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ GV dẫn chứng một số điều luật cụ thể, yêu cầu HS rút
ra nội dung, vai trò của luật pháp thông qua các điều luật
đó
● “Những người tự tiện giết trâu ngựa thì xử phạt 80
trượng và phải nộp tiền giá con trâu ngựa ấy vào công
khố” (Điều 580, bộ Quốc triều hình luật)→bảo vệ sức
kéo cho nông nghiệp
● “Khi xa giá vua đi qua mà xông vào hàng người đi theo
thì xử tội đồ, nếu xông vào đội cận vệ thì xử chém. Lầm
lỡ thì giảm một bậc” (Luật Hồng Đức) →bảo vệ nhà vua
● “Bán ruộng đất ở biên cương cho người ngoại quốc thì
xử chém” (Luật Hồng Đức) → bảo vệ lãnh thổ, chủ
quyền quốc gia
● “Đào trộm đê đập làm thiệt hại nhà cửa, lúa má thì xử
đồ, lưu, bắt đền tổn hại” (Luật Hồng Đức) → bảo vệ
quyền lợi chân chính cho nhân dân
* Luật pháp
- Các bộ luật tiêu biểu:
+ Thời Lý: bộ Hình thư
+ Thời Trần: bộ Hình luật
+ Thời Lê sơ: bộ Quốc triều hình luật
(Luật Hồng Đức)
+ Thời Nguyễn: Hoàng Việt luật lệ
(Luật Gia Long)
- Nội dung:
+ Bảo vệ quyền lực của vua, quý tộc,
quan lại
+ Bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp
+ Bảo vệ quyền lợi của nhân dân,
trong đó có quyền lợi của phụ nữ.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
● “Phàm chồng đã bỏ lửng vợ năm tháng không đi lại
(vợ được trình với quan sở tại và quan xã làm chứng) thì
mất vợ. Nếu vợ đã có con thì hạn một năm. Vì việc quan
đi xa thì không theo luật này. Nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn
cản người khác lấy vợ của mình thì phải tội biếm (Điều
308, Luật Hồng Đức)” → bảo vệ quyền lợi người phụ nữ
● “Chồng chết con còn nhỏ, vợ tái giá mà bán điền sản
của con, cha mẹ còn sống mà bán trộm điền sản, người
trong họ tự tiện bán ruộng của đứa cháu mồ côi, đều bị
xử phạt” (Luật Hồng Đức) → bảo vệ quyền sở hữu ruộng
đất cho trẻ em và người già
→Từ đó, GV nhấn mạnh sự tiến bộ của bộ Luật Hồng
Đức. Đây được coi là bộ luật điển hình của nước ta thời
PK, thể hiện tính nhân văn, chuẩn mực…
TIẾT 2
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu thành tựu về kinh tế của văn minh Đại Việt
a. Mục tiêu: Nêu được thành tựu về kinh tế của văn minh Đại Việt
b. Nội dung: GV chia lớp thành 3 nhóm, thiết kế sơ đồ tư duy trên cơ sở từ khóa được cung
cấp; HS thảo luận theo nhóm, đọc nội dung thông tin mục 2, tr.101 - 103, hoàn thành sơ đồ tư
duy và lên thuyết trình.
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy và bài thuyết trình của HS
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm
như sau
Nhóm 1: Thiết kế 1 sơ đồ tư duy thể hiện thành tựu về
nông nghiệp của văn minh Đại Việt. Trong sơ đồ tư duy
gồm 3 nội dung chính:
● Liệt kê các chính sách, việc làm của Nhà nước và nhân
dân để phát triển nông nghiệp
● Những biểu hiện của sự phát triển nông nghiệp
● Tác dụng của những thành tựu trong lĩnh vực nông
nghiệp đối với sự phát triển văn minh Đại Việt.
Thiết kế sơ đồ tư duy sử dụng hệ thống từ khóa sau
KHAI HOANG QUÂN ĐIỀN NGỤ BINH Ư
NÔNG
MIỄN GIẢM
THUẾ
ĐẮP ĐÊ CẤM GIẾT
TRÂU BÒ
b. Kinh tế
* Nông nghiệp
- Các chính sách, việc làm của nhà
nước
+ Đắp đê
+ Tổ chức khai hoang
+ Quân điền
+ Ngụ binh ư nông
+ Miễn giảm thuế
+ Nghiêm cấm giết trâu bò
- Thành tựu
+ Cây trồng chính là lúa nước, ngoài
ra còn có ngô, khoai, sắn
+ Phương thức, kĩ thuật canh tác có
nhiều bước tiến: công cụ lao động
bằng sắt, sức kéo của trâu bò, thâm
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
HÀ ĐÊ SỨ,
KHUYẾN
NÔNG SỨ,
ĐỒN ĐIỀN SỨ
LÚA NƯỚC SẮT
ỔN ĐỊNH ĐỜI
SỐNG
MỞ RỘNG
LÃNH THỔ
TĂNG NĂNG
SUẤT
Nhóm 2: Thiết kế 1 sơ đồ tư duy thể hiện thành tựu về
thủ công nghiệp của văn minh Đại Việt. Trong sơ đồ tư
duy gồm 3 nội dung chính:
● Những minh chứng cho sự phát triển thủ công nghiệp
của văn minh Đại Việt
● Tác động của thủ công nghiệp đối với sự phát triển văn
minh Đại Việt
● Những làng nghề thủ công truyền thống với sức sống
trường tồn đến ngày nay? Những hành động nhỏ của em
góp phần giữ gìn và phát triển những làng nghề thủ công
đó.
Thiết kế sơ đồ tư duy sử dụng hệ thống từ khóa sau
DÂN GIAN NHÀ NƯỚC NHIỀU
NGÀNH NGHỀ
LÀNG NGHỀ CỤC BÁCH
TÁC, QUAN
XƯỞNG
PHỤC VỤ NHÀ
NƯỚC
NHU CẦU
NHÂN DÂN
TRAO ĐỔI BÁT TRÀNG
CHU ĐẬU TÌM HIỂU,
THAM QUAN
QUẢNG BÁ
Nhóm 3: Thiết kế 1 sơ đồ tư duy thể hiện thành tựu về
thương nghiệp của văn minh Đại Việt. Trong sơ đồ tư
duy gồm 3 nội dung chính:
● Những minh chứng cho sự phát triển thương nghiệp
của văn minh Đại Việt
● Vì sao nói: nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển thương nghiệp? Lĩnh vực này có được các
triều đại phong kiến đặc biệt quan tâm hay không? Vì
sao?
● Vai trò của các đô thị đối với sự phát triển của văn
minh Đại Việt
Thiết kế sơ đồ tư duy sử dụng hệ thống từ khóa sau
CHỢ KINH ĐÔ MẶT HÀNG
canh hai, ba vụ một năm…
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo đời sống người dân
+ Mở rộng lãnh thổ, tăng cường khả
năng phòng thủ đất nước
+ Tạo điều kiện cho thủ công nghiệp
và thương nghiệp phát triển
* Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp dân gian
+ Xuất hiện nhiều ngành nghề: dệt
lụa, làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm
giấy, nhuộm vải, làm tranh sơn
mài…
+ Từ thế kỉ XVI – XVII, xuất hiện
nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng:
dệt La Khê, gốm Bát Tràng, gốm
Chu Đậu…
- Thủ công nghiệp nhà nước
+ Thành lập Cục Bách tác và các
quan xưởng tại Thăng Long, chuyên
phục vụ nhà nước, vua, quan…
+ Hoạt động sản xuất chủ yếu: đúc
tiền, đóng thuyền, sản xuất vũ khí…
- Ý nghĩa
+ Đáp ứng nhu cầu của nhân dân
trong nước
+ Tạo ra nhiều mặt hàng quan trọng
để trao đổi với thương nhân bên
ngoài
* Thương nghiệp
- Nội thương
+ Chợ làng, chợ huyện được hình
thành và phát triển mạnh
+ Kinh đô Thăng Long với 36 phố
phường trở thành trung tâm buôn bán
sầm uất dưới thời Lý, Trần, Lê sơ…
- Ngoại thương
+ Buôn bán với các nước phương
Đông: Gia – va, Xiêm, Ấn Độ, Trung
Hoa, với nhiều mặt hàng phong phú:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
THĂNG LONG
PHƯƠNG
ĐÔNG
PHƯƠNG TÂY CẢNG BIỂN
MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG
ĐÔ THỊ VỊ TRÍ THUẬN
LỢI
KHÔNG ĐƯỢC
CHÚ TRỌNG
DĨ NÔNG VI
BẢN
TRUNG TÂM
KINH TẾ,
CHÍNH TRỊ,
VĂN HÓA
GV thiết kế phiếu đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm để
các nhóm đánh giá chéo sản phẩm của nhau như sau
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm được đánh giá:………………………….
Nhóm đánh giá:………………………………..
Tiêu chí đánh giá Điểm
tối đa
Điểm của
nhóm
đánh giá
Sơ đồ tư duy thiết kế đảm bảo
đầy đủ, chính xác nội dung
5
Hình thức sơ đồ tư duy đẹp, hài
hòa, dễ quan sát
2
Thuyết trình hấp dẫn, sinh
động, có sự tương tác với người
nghe
3
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc thông tin SGK tr.71 - 102, thảo luận theo
nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Hết thời gian thảo luận, các nhóm trưng bày sản phẩm
+ GV mời đại diện 3 nhóm thuyết trình
+ GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi
tương tác
- Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ GV tổ chức cho các nhóm chấm chéo sản phẩm của
nhau và đưa ra đánh giá cuối cùng
+ GV cung cấp thêm thông tin, hình ảnh về sự phát triển
lụa, vải, hương liệu, ngà voi…. Hình
thành các địa điểm trao đổi hàng hóa:
cảnh Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch
Trường (Thanh Hóa)…
+ Từ thế kỉ XVI: buôn bán với cả
thương nhân phương Tây (Bồ Đào
Nha, Hà Lan, Pháp…)
- Ý nghĩa
+ Góp phần mở rộng thị trường trong
nước
+ Thúc đẩy sự hưng thịnh của các đô
thị và cảng thị: Thăng Long (Hà
Nội), Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh
Hà (Huế), Hội An (Quảng Nam)…
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
kinh tế Đại Việt: lễ cày tịch điền (xưa và nay), các sản
phẩm đồ gốm; gạch in chữ Đại Việt quốc quân thành
chuyên thời Đinh – Tiền Lê; bát đĩa thời Lê sơ, tiền đồng
thời Lê sơ, thạp gốm thời Lý, châu ấn trạng do Mạc Phủ
(Nhật Bản) cấp năm 1614, cho phép thuyền nước này đến
buôn bán Đàng Trong, các thương cảng, đô thị lớn của
nước ta…thời kì này.
TIẾT 3
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu thành tựu về tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, chữ viết, văn học, nghệ
thuật của văn minh Đại Việt
a. Mục tiêu: Nêu được thành tựu về tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, chữ viết, văn học, nghệ thuật
của văn minh Đại Việt
b. Nội dung: GV chia lớp thành 3 nhóm, cùng tham gia hệ thống các trò chơi: NHÀ HÙNG
BIỆN TÀI BA, TIẾP SỨC, NHÀ SỬ HỌC THÔNG THÁI; HS tham gia trò chơi theo nhóm,
chủ động chiếm lĩnh tri thức
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS; HS ghi được vào vở những thành tựu về tư tưởng, tôn
giáo, giáo dục, chữ viết, văn học, nghệ thuật của văn minh Đại Việt
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 3 nhóm, lần lượt thực hiện các nhiệm
vụ sau
* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thành tựu về tư tưởng, tôn
giáo, tín ngưỡng
Giáo viên tổ chức trò chơi “NHÀ HÙNG BIỆN TÀI
BA” (ĐIỂM TỐI ĐA: 30 ĐIỂM)
- GV xây dựng 3 mảnh ghép, gồm: mảnh ghép về tư
tưởng, mảnh ghép về tôn giáo, mảnh ghép về tín ngưỡng.
+ Mảnh ghép tư tưởng: giáo viên cung cấp hai từ khóa:
LẤY DÂN LÀM GỐC; NHO GIÁO
+ Mảnh ghép tôn giáo: giáo viên cung cấp ba từ khóa:
PHẬT GIÁO, ĐẠO GIÁO, CÔNG GIÁO
+ Mảnh ghép tín ngưỡng: giáo viên cung cấp ba từ khóa:
THỜ CÚNG TỔ TIÊN, THỜ THÀNH HOÀNG, THỜ
MẪU
- 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận về các từ khóa của 1 mảnh
ghép trong thời gian 5 phút (nhóm 1: mảnh ghép về tư
tưởng, nhóm 2 mảnh ghép về tôn giáo, nhóm 3 mảnh
c. Tư tưởng, tôn giáo
* Tư tưởng:
- Tư tưởng yêu nước thương dân, lấy
dân làm gốc, thông qua việc quan
tâm đến sản xuất và đời sống nhân
dân của nhà nước
- Nho giáo là hệ tư tưởng chính
thống của các triều đại phong kiến,
góp phần quan trọng vào giáo dục,
thi cử, đào tạo nhân tài
* Tôn giáo
- Phật giáo:
+ Du nhập từ thời Bắc thuộc, phát
triển mạnh dưới thời Lý – Trần
+ Ở các làng, chùa trở thành trung
tâm sinh hoạt văn hóa, là nơi dạy
chữ, tổ chức hội hè
- Đạo giáo: được duy trì, phát triển
trong dân gian, được các triều đại
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
ghép về tín ngưỡng). Sau đó, các nhóm cử đại diện lên
thuyết trình, giải thích các từ khóa trên dựa trên tài liệu
SGK và hiểu biết của bản thân.
- Sau khi HS thuyết trình, với mỗi mảnh ghép, GV cung
cấp 3 video (tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên) nhằm làm sáng tỏ những thành tựu nổi
bật về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng của văn minh Đại
Việt
* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thành tựu giáo dục của văn
minh Đại Việt
Giáo viên tổ chức trò chơi “TIẾP SỨC” (ĐIỂM TỐI
ĐA: 24 ĐIỂM)
GV xây dựng phiếu học tập trên giấy A0 về thành tựu
giáo dục của văn minh Đại Việt (phần phụ lục 1), cung
cấp các từ cho sẵn để điền vào chỗ trống cho 3 nhóm.
Lần lượt học sinh nối tiếp nhau lên dán các từ khóa vào
chỗ trống (trên giấy A0) sao cho đúng
* Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu thành tựu chữ viết và văn học
của văn minh Đại Việt
Giáo viên tổ chức trò chơi “NHÀ SỬ HỌC THÔNG
THÁI” (ĐIỂM TỐI ĐA: 30 ĐIỂM)
GV đưa ra các câu hỏi ngắn, các hình ảnh, video về thành
tựu chữ viết, văn học. Nhóm nào phất cờ trước, nhóm đó
giành quyền trả lời.
Câu 1: Người Việt đã tiếp thu chữ viết nào của Trung
Quốc?
(chữ Hán)
Câu 2: Trên cơ sở chữ Hán của Trung Quốc, người Việt
đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình, gọi là chữ….
Đinh, Tiền Lê, Lý coi trọng
- Hồi giáo, Công giáo: được du nhập
vào nước ta từ thế kỉ XIII – XVI
d. Giáo dục
* Giáo dục
- Mục tiêu: đào tạo quan lại cho bộ
máy chính quyền.
- Thành tựu
+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn
Miếu, thờ Khổng Tử.
+ Năm 1075, triều đình mở khoa thi
đầu tiên để tuyển chọn nhân tài.
+ Năm 1076, nhà Lý cho xây dựng
Quốc Tử giám để dạy học cho hoàng
tử, công chúa. Đây được coi là
trường đại học đầu tiên của nước ta.
+ Từ thời Trần, triều đình lập Quốc
học viện cho con em quan lại học
tập. Từ thời Lê sơ, con em bình dân
học giỏi cũng được đi học, đi thi.
Nhà nước tăng cường khuyến khích
nhân dân học tập, tiêu biểu như việc
ban Chiếu khuyến học thời Tây Sơn.
* Khoa cử
- Vai trò: trở thành phương thức
tuyển chọn quan lại thường xuyên.
- Thành tựu:
+ Năm 1247, nhà Trần đặt danh hiệu
Tam khôi dành cho những người đỗ
đầu trong kì thi Đình, tiêu biểu như
Nguyễn Hiền, Lê Văn Hưu…. Đặc
biệt có Mạc Đĩnh Chi được phong là
“Lưỡng quốc trạng nguyên”.
+ Năm 1484, vua Lê Thánh Tông
quyết định cho dựng bia ghi tên
những người đỗ Tiến sĩ tại Văn Miếu
– Quốc Tử Giám.
e. Văn học
* Chữ viết
- Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của
Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
(chữ Nôm)
Câu 3: Vương triều nào đã khuyến khích và đề cao chữ
Nôm trong thi cử?
(Vương triều Hồ và Tây Sơn)
Câu 4: Đến thế kỉ XVII, loại chữ viết nào được hình
thành ở nước ta và trở thành chữ viết chính thức của
người Việt hiện nay?
(chữ Quốc ngữ)
Câu 5: Chữ quốc ngữ được hình thành ban đầu nhằm
mục đích gì?
(Truyền đạo)
Câu 6: Đoạn video sau đề cập đến tác phẩm nào? Của ai?
(Chiếu dời đô – Lý Thái Tổ)
Câu 7: Tác phẩm nào ra đời trong bối cảnh cuộc kháng
chiến chống Tống thời Lý, nội dung khẳng định chủ
quyền của dân tộc Đại Việt?
(Nam quốc sơn hà)
Câu 8: Tên tác phẩm được viết để khuyên răn tướng sĩ
học tập, rèn luyện võ nghệ, binh pháp chống quân
Nguyên xâm lược?
(Hịch tướng sĩ)
Câu 9: Tác phẩm nào được soạn thảo để tuyên cáo về
việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà
Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt?
(Bình Ngô đại cáo)
Câu 10: Tên một bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của Ngô
gia văn phái viết vào thế kỉ XVIII?
(Hoàng Lê nhất thống chí)
Câu 11: Những thông tin sau gợi chúng ta liên tưởng đến
tác phẩm nào?
- Tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi, cũng là tập thơ Nôm cổ
nhất, phong phú nhất của Việt Nam còn lại đến nay.
- Gồm 254 bài chia thành 4 mục, đa phần không có nhan
đề.
(Quốc âm thi tập – Nguyễn Trãi)
Câu 12: Tác phẩm nào được viết bằng chữ Nôm theo thể
lục bát gồm 3.254 câu, khắc họa số phận người phụ nữ
trong xã hội phong kiến?
(Truỵện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 13: Tác phẩm nào là một cuốn tiểu thuyết về luân lý,
ra chữ viết riêng của mình, gọi là chữ
Nôm
- Các vương triều nhà Hồ, Tây Sơn
khuyến khích và đề cao chữ Nôm
- Thế kỉ XVII, chữ quốc ngữ được
hình thành và từng bước phát triển,
trở thành chữ viết chính thức của
người Việt hiện nay
* Văn học
- Văn học chữ Hán:
+ Tác phẩm tiêu biểu: Chiếu dời đô
(Lý Thái Tổ), Nam quốc sơn hà, Hịc
tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình ngô
đại cáo (Nguyễn Trãi), tiêu thuyết
chương hồi Hoàng lê nhất thống chí
(Ngô gia văn phái)…
+ Nội dung: thể hiện tinh thần yêu
nước, niềm tự hào dân tộc
- Văn học chữ Nôm:
+ Xuất hiện từ thế kỉ XIII, phát triển
mạnh từ thế kỉ XV – XIX
+ Tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi
tập – Nguyễn Trãi, Bạch vân quốc
ngữ thi tập – Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Truyện Kiều – Nguyễn Du, Lục Vân
Tiên – Nguyễn Đình Chiểu…
+ Nội dung: ca ngợi tình yêu quê
hương, đất nước, con người, phê
phán một bộ phận quan lại, cường
hào, bất công xã hội…
- Văn học dân gian: phong phú như
thơ ca, tục ngữ, hò vè, truyện cổ
tích…
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cốt bàn đạo làm người với quan niệm văn dĩ tải đạo. Tác
giả muốn đem gương người xưa mà khuyên người ta về
cương thường – đạo nghĩa?
(Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
Câu 14: Kể tên ít nhất ba câu truyện cổ tích của Việt
Nam mà em biết?
(Tấm Cám, Cây khế, Cây tre trăm đốt…)
Câu 15:
“ Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao”
là câu thơ nổi tiếng trong bài thơ nào, của tác giả nào?
(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc thông tin SGK tr.73 - 75, tham gia trò chơi
theo nhóm
+ GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Các nhóm lần lượt lên thuyết trình, thực hiện trò chơi
tiếp sức, nhà sử học thông thái
+Các nhóm tổ chức tính điểm sau mỗi phần chơi.
- Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ GV tổng kết hoạt động nhóm
TIẾT 4
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu thành tựu về nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật của văn minh Đại
Việt
a. Mục tiêu: Nêu được thành tựu về của văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực khoa học – kĩ
thuật, nghệ thuật
b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi, HS tham gia cá nhân để chủ động chiếm lĩnh tri thức
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS; HS ghi được vào vở thành tựu về khoa học – kĩ thuật
và nghệ thuật của văn minh Đại Việt
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức trò chơi “ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ”, trình
chiếu hình ảnh, video để HS đoán tên những thành tựu
g. Nghệ thuật
- Kiến trúc:
+ Cung điện, thành quách: Hoàng
thành Thăng Long, thành nhà Hồ,
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, sân kháu, lễ hội của văn
minh Đại Việt
(chèo)
(Thành nhà Hồ)
(chùa Một Cột)
thành Lam Kinh, thành nhà Mạc, Đại
nội Huế, thành Gia Định…
+ Kiến trúc tôn giáo: hệ thống chùa
chiền: chùa Một Cột, chùa Trấn
Quốc, chùa Thiên Mụ, chùa Phật
Tích…
+ Kiến trúc đình làng: đình làng
Thạch Lỗi (Hưng Yên), đình làng
Đình Bảng (Bắc Ninh)…
- Điêu khắc: hoa sen, hoa cúc, lá
đề…., đặc biệt tượng rồng qua các
triều đại.
- Âm nhạc: nhạc dân gian, nhạc cung
đình với các nhạc cụ phong phú:
trống, đàn bầu, sáo, tiêu, đàn tranh,
đàn nguyệt, đàn tì bà…
- Nghệ thuật sân khấu: hát chèo, hát
tuồng, quan họ, ví giặm, hát ả đào,
hát xẩm…
- Lễ hội: hội mùa, Tết Nguyên đán,
lễ tịch điền, tết Thanh minh, tết Đoan
Ngọ…
- Trò chơi dân gian: Đấu vật, đua
thuyền…
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
(Sáo)
(Đàn tranh)
(Đàn nguyệt)
(Đàn tì bà)
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
(Dân ca quan họ)
(Múa rối nước)
(Tết Đoan ngọ)
(Đấu vật)
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
(đua thuyền)
(hát ả đào)
(chùa Thiên Mụ)
(chùa Trấn Quốc)
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
(Ngọ Môn)
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc thông tin SGK tr.76 - 77, làm việc cá nhân,
thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV mời lần lượt HS trả lời câu hỏi
+ GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
* Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức trò chơi “THỬ TÀI TRÍ NHỚ”.
- Học sinh cùng đọc SGK, bảng 1. Thành tựu tiêu biểu về
khoa học – kĩ thuật trong 3 phút (cá nhân), sau đó HS gấp
SGK.
- GV trình chiếu bảng trống các thành tựu tiêu biểu về
khoa học – kĩ thuật trên các lĩnh vực: Sử học, Địa lý,
Quân sự, Y học, Toán học, Kĩ thuật.
- HS thử tài trí nhớ của mình. Mỗi HS sẽ nêu một thành
tựu trên một lĩnh vực bất kì nào đó mà các em nhớ được.
GV có thể tuyên dương, thưởng điểm cho HS giơ tay trả
lời đúng được nhiều thành tựu nhất.
- Giáo viên chuẩn kiến thức (bảng 15), giới thiệu hình
ảnh một số thành tựu khoa học – kĩ thuật của văn minh
Đại Việt: trang bìa một số tác phẩm lịch sử, địa lý, quân
sự, y học, súng thần cơ, đại bác, thuyền chiến…, sau đó
nêu câu hỏi:
Hãy đưa ra ít nhất 1 nhận xét của em về thành tựu khoa
học – kĩ thuật của văn minh Đại Việt (GV gọi 3 – 4 HS,
h. Khoa học, kĩ thuật
(Phụ lục )
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
mỗi HS đưa ra ít nhất 1 nhận xét của mình).
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc thông tin SGK tr.77, làm việc cá nhân, thực
hiện nhiệm vụ học tập.
+ GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV mời lần lượt HS trả lời câu hỏi
+ GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa của văn minh Đại Việt
a. Mục tiêu: Trình bày được ý nghĩa của văn minh Đại Việt.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ thông qua phiếu học tập; HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành
phiếu học tập
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN -
HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai
thác thông tin sgk. tr.78, phân tích ý
nghĩa của nền văn minh Đại Việt?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
+ HS đọc thông tin SGK tr.78, thảo luận
cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS
nếu cần thiết.
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
+ GV mời 1 – 2 cặp HS trả lời câu hỏi
+ GV mời cặp HS khác nhận xét, bổ
sung.
- Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện
nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến
thức.
2. Ý nghĩa của văn minh Đại Việt
- Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền
bỉ của người Việt
- Tạo điều kiện, tiền đề để bảo vệ độc lập dân tộc và
chủ quyền quốc gia
- Góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn
minh Việt cổ
- Có giá trị lớn đối với dân tộc Việt Nam hiện nay,
tạo dựng bản lĩnh, bản sắc con người Việt Nam, vượt
qua thử thách, tiến vào kỉ nguyên hội nhập và phát
triển mới.
- Một số thành tựu tiêu biểu được UNESCO ghi
danh.
+ Di sản văn hóa thế giới: Khu di tích trung tâm
Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), cố đô Huế, phố
cổ Hội An (Quảng Nam)…
+ Di sản tư liệu thế giới: Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu –
Quốc Tử Giám, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc
Giang)…
PHỤ LỤC: THÀNH TỰU TIÊU BIỂU VỀ KHOA HỌC, KĨ THUẬT
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS trả lời được một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến cơ sở hình thành và các
giai đoạn phát triển của văn minh Đại Việt
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức trò chơi “Lật mảnh ghép”. Có 6 mảnh ghép tương ứng với 6 câu hỏi trắc nghiệm.
Trả lời đúng mỗi câu hỏi, mảnh ghép sẽ được lật ra. HS sẽ đoán bức hình bí mật ẩn chứa đằng
sau các mảnh ghép
Các câu hỏi mảnh ghép như sau:
Mảnh ghép 1: Để khuyến khích nghề nông phát triển, các hoàng đế Việt Nam thường thực hiện
nghi lễ nào sau đây?
A. Lễ Tịch điền. C. Lễ cầu mùa.
C. Lễ cúng cơm mới. D. Lễ đâm trâu.
Mảnh ghép 2: "Những kẻ ăn trộm trâu của công thì xử 100 trượng, 1 con phạt thành 2 con".
(Trích Chiếu cùa vua Lý Thánh Tông trong Đại Việt sừ ký toàn thư,
Tập I, NXB Khoa học xã hội, 1967, tr. 232).
Đoạn trích trên thề hiện chính sách nào của Vương triều Lý?
A. Quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. B. Nhà nước độc quyền trong chăn nuôi trâu bò.
C. Bảo vệ nguồn nguyên liệu cho nghề thủ công. D. Bảo vệ trâu bò cho các gia đình nghèo.
Mảnh ghép 3: Cục Bách tác là tên gọi của
A. các xưởng thủ công của Nhà nước. B. cơ quan quản lí việc đắp đê.
C. các đồn điền sản xuất nông nghiệp D. cơ quan biên soạn lịch sử.
Mảnh ghép 4: Chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu nào sau đây?
A. Truyền đạo. B. Sáng tác văn học.
C. Giáo dục. D. sử dụng trong cung đình.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mảnh ghép 5: Các bia đá được dựng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) thể hiện chính sách
nào của Vương triều Lê sơ?
A. Đề cao giáo dục, khoa cử. B. Coi trọng nghề thủ công chạm khắc.
C. Phát triển các loại hình văn hoả dân gian. D. Quan tâm đến biên soạn lịch sử.
Mảnh ghép 6: Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam không có loại hình nào sau đây?
A. Múa rối. B. Kịch nói. C. Ca trù. D. Chèo.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS vận dụng kiến thức đã học, trả lời câu hỏi trắc nghiệm
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
+ GV gọi lần lượt HS trả lời câu hỏi trước lớp
+ GV mời HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án.
Bức hình bí ẩn đằng sau các mảnh ghép: Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Đào
Xuyên (Hà Nội)
Bức tượng hiện được coi là bảo vật quốc gia, là một trong những thành tựu của văn minh Đại
Việt
(GV có thể giới thiệu về bức tượng hoặc trình chiếu video để HS hiểu rõ hơn về bảo vật quốc
gia này)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học, giải quyết bài tập thực tiễn
b. Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ (cá nhân), GV hướng dẫn (nếu cần thiết)
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thực hiện 1 trong 2 nhiệm vụ sau
1. Theo em, mỗi cá nhân cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của thành tựu văn minh Đại
Việt trong thời đại ngày nay?
2. Hãy kể tên những thành tựu của văn minh Đại Việt còn lưu giữ, tồn tại đến ngày nay mà em
biết. Hãy nêu giá trị của các thành tựu đó
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS báo cáo kết quả vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm 1 số HS, tuyên dương, thưởng điểm cho những HS có ý thức
làm bài tốt (nếu cần thiết)
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Chuẩn bị nội dung bài thực hành
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85