Giáo án Bài 14 Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

305 153 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 48 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo năm 2025 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(305 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
BÀI 14: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA (TỪ THÁNG 9 - 1945 ĐẾN THÁNG 12 – 1946) (2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền
cách mạng, giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,
… trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược của nhân dân Nam Bộ. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm
những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
- Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập
và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
- Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử
(Hình 14.1 – 14.10), phần Em có biết để nắm được những nội dung cơ bản về 1
công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(từ tháng 9 – 1945 đến tháng 12 – 1946).
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận biết được những biện pháp chủ yếu để xây
dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết những khó khăn về kinh tế,
văn hóa, giáo dục, quân sự,… trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm
1945; Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trên cơ sở tiếp cận, nhận thức được vấn
đề trong nội dung bài học ở mục 2, kĩ năng đọc – hiểu vấn đề trong tư liệu 14.5
liên quan đến câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là
một dân tộc yếu”, HS liên hệ với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, chia
sẻ suy nghĩ của bản thân với thầy cô giáo và bạn bè về vai trò, nhiệm vụ của HS. 3. Phẩm chất
- Yêu nước: Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Nhân ái: Sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ đồng bào khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Trách nhiệm: Củng cố năng lực giao tiếp, hợp tác và chia sẻ các hoạt động nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
- Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Xây dựng và bảo vệ chính quyền Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946).
- Bài hát Nam Bộ kháng chiến (Nhạc và lời: Tạ Thanh Sơn, 1946); Video kỉ niệm
76 năm ngày Nam Bộ kháng chiến.
- Lược đồ về phạm vi các lực lượng quân đội Anh và Trung Hoa dân quốc giải
giáp quân đội Nhật Bản theo Hội nghị Pốt-xđam (1945). 2
- Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
- Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Xây dựng
và bảo vệ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV cho HS cả lớp nghe bài hát Nam Bộ kháng chiến (Nhạc và lời: Tạ
Thanh Sơn, 1946) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?
- Theo em, bài hát viết về sự kiện lịch sử nào của dân tộc?
c. Sản phẩm: Cảm nhận về bài hát Nam Bộ kháng chiến.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS cả lớp nghe bài hát Nam Bộ kháng chiến (Nhạc và lời: Tạ Thanh Sơn, 1946).
https://www.youtube.com/watch?v=dcNSvOBrOik
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: 3
+ Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?
+ Theo em, bài hát viết về sự kiện lịch sử nào của dân tộc?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe bài hát, cảm nhận, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận về bài hát Nam Bộ kháng chiến.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Ngày 23/9/1945, Nam bộ chủ động vùng lên tấn công địch. Mảnh đất thân thương
nơi phía Nam Tổ quốc đã “đi trước” trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
Bài hát Nam Bộ kháng chiến đã ra đời trong khí thế sôi sục của Nam bộ và cả nước
quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Với giai điệu hào hùng, bài hát gợi nhớ về một thời
vô cùng gian khổ nhưng rất đỗi tự hào, một thời cả nước hành quân ra tuyến lửa.
+ Gần 80 năm đã đi qua theo dòng thời gian, nhưng cứ vào những ngày tháng 9 lịch
sử, chúng ta vẫn nghe âm vang hào khí mùa thu kháng chiến năm xưa qua giai điệu
trầm hùng, dũng tiến, kiên cường réo gọi quanh đây: “Thuốc súng kém, chân đi
không mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai nhưng thân
trai nào kém oai hùng”.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài hát đưa chúng ta trở về những ngày mùa thu năm
1945. Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã phải
đối mặt với muôn vàn khó khăn, “sơn hà nguy biến”. Trước tình thế đó, Chính phủ đã
đề ra những chủ trương, biện pháp gì để giải quyết khó khăn, bảo vệ thành quả cách
mạng? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 14: Xây
dựng và bảo vệ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946). 4


zalo Nhắn tin Zalo