Giáo án Bài 16 Lịch sử 8 Kết nối tri thức (2024): Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

555 278 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 44 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(555 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
BÀI 16: VIỆT NAM DƯỚI THỜI NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) (3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được sự ra đời của nhà Nguyễn.
- Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội thời Nguyễn.
- Mô tả được quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần
đảo Trường Sa của các vua Nguyễn. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ ở địa phương phản ánh tình hình xã hội phong kiến,
nhận xét về các thành tựu nghệ thuật thời kì này.
- Biết phân tích giá trị những thành tựu đã đạt được về khoa học – kĩ thuật ở nước ta thời kì này.
- Có những việc làm phù hợp để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, quần đảo
Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.

3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng lòng tự hào về nền văn học Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc ở thời kì này.
- Tự hào về những di sản và những thành tựu trong các lĩnh vực của nước ta nửa
cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.
- Tự hào về quá trình khai thác, thực thi chủ quyền biển đảo, quần đảo Trường Sa
và quần đảo Hoàng Sa của ông cha ta.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS,
SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Tranh, ảnh, tư liệu lịch sử về Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) do GV sưu tầm.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học
tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi
trắc nghiệm liên quan đến bài học để lật mở mảnh ghép.


- GV trình chiếu hình ảnh vua Gia Long và vua Minh Mạng. HS trình bày một số hiểu
biết về hai vi vua này và triều đại mà các ông trị vì. c. Sản phẩm:
- Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.
- Hiểu biết về hai vị vua Gia Long, Minh Mạng và triều đại mà các ông trị vì.
d.Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lần được một mảnh ghép bị che khuất hình ảnh,
HS trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX).
- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:
Mảnh ghép số 1: Ai đã đánh bại Triều Tây Sơn, lập ra Triều Nguyễn? A. Nguyễn Phúc Nguyên.

B. Nguyễn Hoàng. C. Nguyễn Ánh. D. Nguyễn Kim.
Mảnh ghép số 2: Minh Mạng - con trai thứ tư của vua Gia Long, trị vì đất nước trong 20 có tên là: A. Nguyễn Phúc Đảm. B. Nguyễn Phúc Cảnh. C. Nguyễn Phúc Phổ. D. Nguyễn Phúc Chẩn.
Mảnh ghép số 3: Nhà Nguyễn đã ban hành bộ luật nào dưới thời vua Gia Long để
bảo vệ uy quyền tuyệt đối của nhà vua, củng cố trật tự phong kiến, trấn áp mọi âm
mưu chống lại chính quyền?
A. Quốc triều Hình luật.
B. Hoàng Việt luật lệ. C. Hình thư.
D. Luật Hồng Đức.
Mảnh ghép số 4: Bức tranh dưới đây thuộc dòng tranh nào? Đám cưới chuột
A. Tranh Kim Hoàng (Hà Nội).
B. Tranh Làng Sình (Thừa Thiên Huế).


zalo Nhắn tin Zalo