Giáo án Bài 18 Lịch sử 6 Kết nối tri thức (năm 2024): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

48 24 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 12 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 6 Kết nối tri thức
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(48 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 18: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Trình bày được những nét chính (nội dung, kết quả) về các cuộc
vận động giành quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của họ Khúc và họ Dương.
- Mô tả được những nét chính trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938
và những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền.
- Nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm. - Năng lực riêng:
 Biết khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử
trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
 Biết tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực
hiện các hoạt động thực hành, vân dụng. 3. Phẩm chất
Bồi dưỡng lòng yêu nước, biết ơn các anh hùng dân tộc đã có công giành
lại nền độc lập, tự chủ của người Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của HS.
- Lược đồ về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến trong thế kỉ X.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh - SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng
cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 - Bạch Đằng dậy sóng (tranh dân gian
Đông Hồ) sgk trang 80 và trả lời câu hỏi:
Mùa xuân năm 40 từng vang
lên lời thê bất hủ của Hai Bà Trưng: “Một xin rửa sạch nước thù; Hai xin
đem lại nghiệp xưa họ Hùng”. Nhưng trong khoảng gần 900 năm, từ Hai
Bà Trưng, Bà Triệu đến Lý Bí, Mai Thúc Loan,... đều chưa thực hiện
được trọn vẹn lời thề. Nhìn vào bức tranh, em có biết cuối cùng ai là
người đã hoàn thành trọn vẹn được ước nguyện độc lập thiêng liêng ấy và
chiến thắng đó mang tên gì không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (HS có thể trả lời được hoặc
không trả lời được):
Ngô Quyền với trận chiến Bạch Đằng đã hoàn thành
được trọn vẹn ước nguyện độc lập thiêng của Hai Bà Trưng, Bà Triệu đến
Lý Bí, Mai Thúc Loan và của toàn dân tộc.
- GV đặt vấn đề: Những cuộc đấu tranh của người Việt trong suốt hơn
một thiên niên kỉ bị đô hộ cho thấy vấn đề nổi lên hàng đầu của lịch sử
Việt Nam trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc là giành lại quyền độc
lập, tự chủ cho người Việt. Tất cả các cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng,
Bà Triệu, Mai Thúc Loan, Lý Bí,...cho đến trước thế kỉ X đều thất bại.
Lời thề “Một xin rửa sạch nước thù; Hai xin đem lại nghiệp xưa họ
Hùng” vẫn chưa trở thành hiện thực và phải đợi đến sự xuất hiện của một
người anh hùng họ Ngô ở thế kỉ X mới thực sự giải quyết được. Đó chính
là một bước ngoặt lịch sử, bản lề của các sự kiện ở đầu thế kỉ X. Thông
qua bài học ngày hôm nay - Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X,
chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về tầm vóc, ý nghĩa của chiến thắng lịch sử tạo
nên bước ngoặt lớn lao này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận thức được những việc làm
của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để gây dựng nền tự chủ; trình bày được
diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự học tập chủ
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 và a. Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải
đọc nội dung mục 1a Cuộc nổi dậy cách của Khúc Hạo
của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo sgk trang 81.
- GV giới thiệu cho HS xuất thân và
bối cảnh lịch sử Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ.
+ Xuất thân: Ông xuất thân từ tầng
lớp hào trưởng - đây là tầng lớp mới
sẽ đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cuộc
đấu tranh đi đến độc lập, tự chủ của người Việt.
+ Bối cảnh dựng quyền tự chủ: Từ
cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu
nên khó kiểm soát được tình hình An
Nam; Viên Tiết độ sứ cai trị nước ta
bị giáng chức; Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong sgk trang 81:
- Những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc
+ Hãy cho biết những việc làm của Hạo để gây dựng nên tự chủ cho dân tộc: tự
Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để gây xưng Tiết độ sứ, định lại thuế, tha bỏ lực dịch,
dựng nên tự chủ cho dân tộc. lập số hộ khẩu.
+ Theo em, những việc làm của cha - Ý nghĩa những việc làm của cha con Khúc
con Khúc Thừa Dụ có ý nghĩa như Thừa Dụ: xây dựng chính quyền tự chủ, độc thế nào?
lập với phong kiến phương Bắc cho người
Việt, chính quyền của riêng người Việt - do người Việt năm giữ.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4 và b. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán,
đọc nội dung thông mục 1b Dương củng cố nền tự chủ
Đình Nghệ chống quân Nam Hán,
củng cố nền tự chủ sgk trang 82.
- GV giới thiệu qua một số kiến thức:
+ Phong kiến phương Bắc tuy đã suy
yếu nhưng vẫn chưa từ bỏ ý định
thống trị nước ta. Do vậy, nhà Nam
Hán vẫn tiến sang đánh nước ta vào mùa thu năm 930.
+ Năm 931, thuộc tướng cũ của họ
Khúc là Dương Đình Nghệ kéo quân
từ Thanh Hoá ra Bắc đánh đuỏi quân Nam Hán.


zalo Nhắn tin Zalo