CHỦ ĐỀ 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (5 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế.
- Giải thích được hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết đối với mọi quốc gia.
- Liệt kê được các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xác định được trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi không chấp hành chủ trương,
chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài
học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi
không chấp hành chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Phát triển bản thân: Xác định được trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu và đưa ra được dẫn
chứng thực tế về hội nhập kinh tế quốc tế trong một số trường hợp cụ thể; Tham gia tuyên
truyền việc chấp hành các chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước. 3. Phẩm chất: 1
- Trách nhiệm, tự giác, tích cực trong việc tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy hội
nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo, Kế hoạch dạy học.
- Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo.
- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu:
- Tạo sự hào hứng và thú vị cho học sinh khi tiếp cận chủ đề hội nhập kinh tế quốc tế.
- Giúp học sinh nhận biết các khái niệm cơ bản và vai trò của các quốc gia trong nền kinh tế
toàn cầu thông qua trò chơi. b. Nội dung:
- Giáo viên giới thiệu chủ đề bài học và giới thiệu rằng lớp sẽ bắt đầu bằng một trò chơi tên là "Tay nhanh, tay đúng".
- Các nhóm nhanh tay nhất sẽ trả lời các câu hỏi về trò chơi.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các câu hỏi trong trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-5 học sinh mỗi nhóm).
- Giáo viên tổ chức trò chơi mang tên “ tay nhanh, tay đúng” 2
- Giáo viên đặt ra các câu hỏi ngắn liên quan đến tình huống kinh tế toàn cầu. Nhóm nào lắc
chuông trước sẽ có quyền trả lời.
Câu hỏi về các tổ chức kinh tế quốc tế:
- Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào năm nào?
- ASEAN là viết tắt của cụm từ gì?
- Ngân hàng Thế giới (World Bank) có trụ sở chính tại thành phố nào?
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có mục tiêu chính là gì?
Câu hỏi về các hiệp định thương mại:
- Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) gồm các quốc gia nào?
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có bao nhiêu thành viên?
- Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ năm nào?
Câu hỏi về tình huống kinh tế toàn cầu:
- Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia nào?
- Quốc gia nào có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới? 3
- Tỷ giá hối đoái là gì?
- Hiện nay, quốc gia nào là nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới?
- Quốc gia nào có dân số lớn nhất thế giới?
- Singapore nổi tiếng về ngành công nghiệp nào?
- Nhật Bản là nhà sản xuất lớn nhất thế giới của sản phẩm nào?
- Quốc gia nào được biết đến là "công xưởng của thế giới"?
Câu hỏi về các yếu tố kinh tế: - Lạm phát là gì?
- GDP là viết tắt của cụm từ gì?
- Thị trường chứng khoán là gì?
- Khủng hoảng kinh tế là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS mỗi nhóm lần lượt vận dụng hiểu biết để trả lời các câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện của nhóm lên trả lời câu hỏi.
- GV và các học sinh còn lại sẽ nhận xét các nhóm sau khi trả lời. Gợi ý trả lời:
Câu hỏi về các tổ chức kinh tế quốc tế:
- Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào năm nào? Trả lời: Năm 1995.
- ASEAN là viết tắt của cụm từ gì? Trả lời: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations).
- Ngân hàng Thế giới (World Bank) có trụ sở chính tại thành phố nào? Trả lời: Washington, D.C., Mỹ.
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có mục tiêu chính là gì? Trả lời: Đảm bảo ổn định tài chính
toàn cầu, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đói.
Câu hỏi về các hiệp định thương mại:
- Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) gồm các quốc gia nào? Trả lời: Mỹ, Canada, và Mexico. 4
Giáo án Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế KTPL 12 Chân trời sáng tạo
97
49 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa KTPL 12 Chân trời sáng tạo.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(97 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)