Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 25: BO MẠCH LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
- Cấu trúc, ứng dụng của một bo mạch lập trình vi điều khiển.
- Công cụ lập trình của một bo mạch lập trình vi điều khiển. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện công việc của cá nhân.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động học tập, tích cực giao tiếp và hợp tác
nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải vận dụng kiến thức và kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học
để sử dụng vi điều khiển Arduino Uno bằng ứng dụng Arduino IDE.
Năng lực công nghệ:
- Trình bày được nhiệm vụ của bo mạch lập trình.
- Vẽ được sơ đồ khối của một bo mạch lập trình vi điều khiển.
- Trình bày được các thành phần chính có trong bo mạch lập trình vi điều khiển.
- Trình bày được các ứng dụng bo mạch lập trình vi điều khiển.
- Nêu được các bước lập trình cho vi điều khiển.
- Mô tả được giao diện của một Arduino IDE. 3. Phẩm chất
- Chăm chỉ thực hiện các yêu cầu của GV.
- Tham gia tích cực và có trách nhiệm trong quá trình học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
- Máy tính và máy chiếu.
- SGK, SGV Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.
2. Đối với học sinh:
- SGK Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.
- Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS huy động khả năng quan sát, vốn hiểu biết, kinh nghiệm thực tế của
HS về bo mạch lập trình vi điều khiển; tạo sự hứng thú, kích thích tính tò mò, tạo tâm thế cho HS vào bài học.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 25.1 và trả lời câu hỏi:
Các thao tác lập trình trên máy tính truyền thống được thực hiện thông qua các thiết
bị vào/ra tiêu chuẩn như bàn phím, chuột, màn hình (Hình 25.1). Vi điều khiển không
có các thiết bị này, bằng cách nào ta có thể viết và nạp chương trình cho chúng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, gợi ý câu trả lời cho HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Gợi ý trả lời:
Do vi điều khiển không có các thiết bị: thiết bị vào/ra, bàn phím, chuột, màn hình nên
chúng ta phải thực hiện lập trình trên máy tính sau đó mới nạp vào vi điều khiển.
- Các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới: Do vi điều khiển không có các thiết bị:
thiết bị vào/ra, bàn phím, chuột, màn hình nên chúng ta phải thực hiện lập trình trên
máy tính sau đó mới nạp vào vi điều khiển thông qua thiết bị gọi là bo mạch lập trình.
Vậy để tìm hiểu bo mạch lập trình là gì chúng ta cùng bước vào bài học ngày hôm nay
– Bài 25: Bo mạch lập trình vi điều khiển.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái quát về bo mạch lập trình vi điều khiển a. Mục tiêu:
- HS biết được vai trò và nhiệm vụ của bo mạch lập trình vi điều khiển.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện các yêu cầu của giáo viên để tìm
hiểu về vai trò và nhiệm vụ của bo mạch lập trình vi điều khiển.
c. Sản phẩm: HS ghi nhận được vai trò và nhiệm vụ của bo mạch lập trình vi điều khiển.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm I. GIỚI THIỆU VỀ BO MẠCH LẬP vụ học tập
TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN
- Bo mạch lập trình vi điều khiển là một thiết - GV cho HS tìm hiểu
bị cho phép nạp đoạn mã chương trình sau
+ Bo mạch lập trình vi điều khiển là khi biên dịch từ máy tính vào vi điều khiển gì?
thông qua các giao diện kết nối về điện và cơ khí.
+ Tóm tắt nhiệm vụ của bo mạch - Nhiệm vụ của một bo mạch lập trình là cung
lập trình vi điều khiển.
cấp các giao diện kết nối về điện và cơ khí
nhằm đảm bảo tính tương thích và thuận tiện
khi kết nối vì điều khiển với các thiết bị khác.
- GV có thể đặt câu hỏi vận dụng - Ngoài kết nối với máy tính, thông qua các cho HS:
giao diện này, ta có thể dễ dàng kết nối vi
Trên Hình 25.1 ngoài giao diện điều khiển với các cảm biến hay cơ cấu chấp
USB dùng để kết nối vi điều khiển hành bên ngoài, tạo ra nhiều giải pháp đo
với máy tính, theo em bo mạch lập lường và điều khiển hữu ích trong cuộc sống.
trình vi điều khiển còn cung cấp
nhiều giao diện khác để làm gì?
- GV có thể cho HS tìm hiểu Thông tin bổ sung (SGK).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK sau đó trao
đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt
động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm báo
cáo kết quả thảo luận: DKSP
Giáo án Bài 25: Bo mạch lập trình vi điều khiển Công nghệ 12 Kết nối tri thức
103
52 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Công nghệ Điện - Điện tử 12 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Công nghệ Điện - Điện tử 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Công nghệ 12 Kết nối tri thức.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(103 )5
4
3
2
1

Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)