Giáo án Bài 4: An sinh xã hội KTPL 12 Kết nối tri thức

158 79 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: KTPL
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 23 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2025.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa KTPL 12 Kết nối tri thức.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(158 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


BÀI 4: AN SINH XÃ HỘI (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm và vai trò của an sinh xã hội.
- Giải thích được sự cần thiết của an sinh xã hội.
- Gọi tên được một số chính sách an sinh xã hội cơ bản.
- Thực hiện được trách nhiệm của công dân về an sinh xã hội bằng những việc làm cụ thể và phù hợp. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong
bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến an sinh xã hội.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được trách nhiệm của công dân về bảo hiểm
bằng những việc làm cụ thể và phù hợp.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu và lấy dẫn
chứng minh họa sự cần thiết của an sinh xã hội; Tham gia các hoạt động tuyên truyền,
động viên mọi người tham gia các chính sách an sinh theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước. 3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm, tự giác, tích cực trong việc thực hiện trách nhiệm công dân về các chính
sách an sinh xã hội; hướng dẫn và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.
- Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.
- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu khái niệm và tầm quan trọng của an sinh xã hội.
- Phát triển kỹ năng ra quyết định và quản lý rủi ro.
- Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi đầu buổi học. b. Nội dung:
- GV tổ chức trò chơi vòng quay may mắn: học sinh sẽ quay vòng quay để nhận các tình
huống ngẫu nhiên liên quan đến an sinh xã hội và đưa ra các quyết định về cách xử lý.
- HS thảo luận về vai trò của các chương trình an sinh xã hội trong việc bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Bài trình bày ngắn gọn của mỗi nhóm về các quyết định xử lý tình
huống và các bài học rút ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia học sinh thành các nhóm nhỏ (4-5 học sinh mỗi nhóm). Mỗi nhóm sẽ tham gia
trò chơi: quay vòng quay may mắn. 2
- Giải thích luật chơi: Vòng quay may mắn sẽ có các tình huống ngẫu nhiên liên quan
đến an sinh xã hội. Mỗi nhóm sẽ lần lượt quay vòng quay và nhận tình huống, sau đó
phải đưa ra quyết định xử lý tình huống đó.
- Tình huống đặt ra:
Tình huống 1: Một thành viên trong gia đình bạn bị bệnh nặng và cần điều trị dài hạn.
Nhóm của bạn phải quyết định nên sử dụng loại bảo hiểm y tế nào để giảm thiểu chi phí.
Tình huống 2: Bạn vừa bị mất việc và cần tìm cách để duy trì cuộc sống trong thời gian tìm
kiếm công việc mới. Nhóm của bạn phải quyết định các chương trình bảo hiểm thất nghiệp
nào có thể hỗ trợ bạn.
Tình huống 3: Khu vực bạn sinh sống bị ảnh hưởng bởi thiên tai, và nhiều người dân mất
nhà cửa. Nhóm của bạn phải quyết định các biện pháp hỗ trợ an sinh xã hội để giúp người
dân khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống.
Tình huống 4: Bạn là chủ một doanh nghiệp nhỏ và đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế.
Nhóm của bạn phải quyết định các chương trình bảo hiểm và hỗ trợ nào có thể giúp doanh
nghiệp vượt qua khó khăn. 3
Tình huống 5: Bạn đang chuẩn bị nghỉ hưu và cần lên kế hoạch tài chính để đảm bảo cuộc
sống sau khi nghỉ hưu. Nhóm của bạn phải quyết định các chương trình bảo hiểm hưu trí nào là phù hợp.
Tình huống 6: Một đại dịch bùng phát và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và kinh tế
của cộng đồng. Nhóm của bạn phải quyết định các biện pháp và chương trình hỗ trợ nào cần
thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội.
Tình huống 7: Bạn muốn hỗ trợ một người bạn thân gặp khó khăn về tài chính do một tai
nạn bất ngờ. Nhóm của bạn phải quyết định các chương trình bảo hiểm tai nạn nào có thể giúp đỡ bạn của mình.
Tình huống 8: Bạn đang sinh sống trong một cộng đồng với nhiều người già, cần quyết
định các chương trình an sinh xã hội nào cần thiết để đảm bảo cuộc sống ổn định và chất lượng cho họ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi nhóm lần lượt quay vòng quay và nhận tình huống an sinh xã hội ngẫu nhiên.
- Các nhóm thảo luận và đưa ra quyết định xử lý tình huống dựa trên các chương trình an sinh xã hội có sẵn.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời các nhóm trình bày tình huống họ nhận được và quyết định xử lý của mình.
- Các nhóm thảo luận về các quyết định của nhau, những chiến lược nào giúp họ xử lý
tình huống hiệu quả, và tại sao.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: An sinh xã hội luôn là một chính sách quan trọng và
là vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Các chính
sách an sinh xã hội góp phần đảm bảo những quyền lợi cơ bản nhất của con người, xoá
dần sự bất bình đẳng, đảm bảo ổn định, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội. Để hiểu
rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 4: An sinh xã hội.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 4


zalo Nhắn tin Zalo