Giáo án Bài 6 Địa lí 12 Kết nối tri thức (2024): Dân số Việt Nam

177 89 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Địa Lý
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 16 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Địa lí 12 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Địa lí 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Địa lí 12 Kết nối tri thức.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(177 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
BÀI 6: DÂN SỐ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được đặc điểm dân số, phân tích các thế mạnh và hạn chế về dân số.
- Nêu được chiến lược và giải pháp phát triển dân số, liên hệ được một số vấn đề dân số ở địa phương.
- Vẽ được biểu đồ về dân số.
- Sử dụng được bản đồ dân cư Việt Nam, số liệu thống kê để nhận xét, giải thích về
đặc điểm dân số Việt Nam.
- Giải thích được một số vấn đề thực tế liên quan đến dân số nước ta. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm;
Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy
logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng Hình 6.1 – 6.3, mục Em có biết, để
nhận thức về đặc điểm dân số, phân tích các thế mạnh và hạn chế về dân số; chiến
lược và giải pháp phát triển dân số, liên hệ được một số vấn đề dân số ở địa phương.
- Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Trình bày được đặc điểm dân số, phân tích các
thế mạnh và hạn chế về dân số; Nêu được chiến lược và giải pháp phát triển dân số,
liên hệ được một số vấn đề dân số ở địa phương.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Tìm hiểu thông tin để viết được báo cáo ngắn
về đặc điểm dân số (quy mô, cơ cấu, phân bố dân cư) ở địa phương em. 3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp
vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; Có ý thức vận dụng
kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào
trong học tập và đời sống hằng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam.
- Giấy A3, câu hỏi định hướng.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Thiết bị điện tử có kết nối internet.
- Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Dân số Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự hứng khởi cho HS và hình thành những từ khóa có liên quan đến bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức”, suy đoán những từ khóa
có liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Từ khóa có liên quan đến bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức”.
- GV chia HS cả lớp thành 2
nhóm và phổ biến luật chơi cho
HS: Các nhóm liệt kê các đặc
điểm về dân số nước ta mà em biết.
- GV yêu cầu từng HS của mỗi
nhóm luân phiên lên bảng viết
đặc điểm dân số nước ta. Sau
thời gian 3 phút, nhóm nào liệt
kê được nhiều đặc điểm và
chính xác nhất sẽ giành chiến thắng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tích cực tham gia trò chơi, suy nghĩ đoán từ khóa.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Các nhóm chấm chéo kết quả của nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV giải đáp những thắc mắc (nếu có), nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ của
HS, ghi điểm cộng cho nhóm thắng cuộc.
- GV lấy ví dụ: “dân đông, già hóa, dân tộc, đa dạng, cân bằng, giới tính, phân bố, không đều, …”
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Dân số là một trong những động lực quan trọng trong
sự nghiệp phát triển của một quốc gia. Tuy nhiên, dân số có cả tác động tích cực và
tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Vậy, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đặc
điểm và ảnh hưởng, cũng như những giải pháp và chính sách dân số của nước ta
trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Dân số Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về dân số
Hoạt động 1.1. Tìm hiểu đặc điểm dân số, phân bố dân cư Việt Nam
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được đặc điểm dân số, phân tích các thế mạnh và hạn chế về dân số.
- Sử dụng được Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam và số liệu thống kê để
nhận xét, giải thích về đặc điểm dân số Việt Nam.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 6.1 – 6.3, thông tin
mục I.1, 2, 3 SGK tr.32 – 34 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Trình bày quy mô và gia tăng dân số của nước ta.
+ Trình bày cơ cấu dân số của nước ta theo tuổi, theo giới tính, theo dân tộc, theo
trình độ học vấn.
+ Trình bày tình hình phân bố dân cư của nước ta.
c. Sản phẩm: Báo cáo dân số 1, 2, 3, 4 của các nhóm về đặc điểm dân số Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học I. Đặc điểm dân số tập
1. Quy mô và gia tăng dân số
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai - Năm 2021, Việt Nam có 98,5 triệu người:
thác Hình 6.1 – 6.3, thông tin mục I.1, 2, + Đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.
3 SGK tr.32 – 34 và trả lời các câu hỏi + Đứng thứ 8 ở châu Á. sau:
+ Đứng thứ 15 trên thế giới.
+ Trình bày quy mô và gia tăng dân số - Quy mô dân số nước ta lớn, tiếp tục tăng lên của nước ta.
nhưng có xu hướng tăng chậm lại, tỉ lệ tăng
+ Trình bày cơ cấu dân số của nước ta dân số giảm dần.
theo tuổi, theo giới tính, theo dân tộc, 2. Cơ cấu dân số
theo trình độ học vấn.
- Cơ cấu dân số theo giới tính:
+ Trình bày tình hình phân bố dân cư của + Khá cân bằng: tỉ lệ nam nữ trong tổng dân


zalo Nhắn tin Zalo