Giáo án Bài 6 Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo (2024): Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

196 98 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 30 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(196 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6: KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO Ở ĐẠI VIỆT
TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII (3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức HS học về:
- Nền kinh tế Đại Việt (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) và sự hưng thịnh của các đô thị.
- Sự chuyển biến trong tín ngưỡng – tôn giáo và những thành tựu về văn hóa ở Đại Việt. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay
theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm
và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy
logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử:
 Giải mã được các Tư liệu 6.1, 6.2 để tìm hiểu về buổi đầu nhà Mạc và khai phá đất hoang ở Đàng Trong.


 Giải mã được các Tư liệu 6.4, 6.5, 6.9 về hoạt động chơ phiên ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long vào nửa sau thế kỉ XVIII qua góc nhìn của người nước
ngoài, hoạt động nhộn nhịp của trung tâm Kẻ Chợ và không khí hát tuồng ở Quảng Nam.
 Khai thác được các Tư liệu 6.3, 6.6, 6.7, 6.8 về sự khéo léo của các thợ giỏi
Đại Việt trong hoạt động làm gốm, xây chùa, chùa kết hợp cầu và chế tác tượng Phật.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
● Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế.
● Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hóa và tôn giáo
ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: từ kiến thức trong bài học, liên hệ
thực tế để xác định chính xác và mô tả được một làng nghề truyền thống xuất hiện
trong các thế kỉ XVI – XVIII. Trên cơ sở đó, đưa ra được đề xuất làm thế nào để bảo tồn làng nghề đó. 3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: tiếp thu, học hỏi các thành tựu văn minh của nhân loại làm giàu cho
vốn văn hóa truyền thống của dân tộc. Có ý thức bảo vệ những giá trị văn hóa và
biến những giá trị đó phục vụ cho cuộc sống hiện tại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 8.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh về Giáo sĩ A-lếch-xăng đờ Rốt và chữ Quốc
ngữ. GV yêu cầu HS trình bày một số hiểu biết về sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
c. Sản phẩm: Một số thông tin về sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về Giáo sĩ A-lếch-xăng đờ Rốt và chữ Quốc ngữ:
Giáo sĩ A-lếch-xăng đờ Rốt
Bên trái là tiếng Latinh,
Gia Định báo, tờ báo
bên phải là tiếng Việt viết
tiếng Việt đầu tiên dùng
bằng chữ Quốc ngữ
chữ Quốc ngữ, ra mắt năm 1865
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về sự
ra đời của chữ Quốc ngữ.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức:
Sự ra đời của chữ Quốc ngữ:
+ Được hình thành bởi các tu sĩ trong quá trình truyền đạo Công giáo tại Việt Nam đầu
thế kỷ XVII dưới quy chế bảo trợ của Bồ Đào Nha. Giáo sĩ A-lếch-xăng đờ Rốt là người
có công hệ thống hóa và định chế hóa chữ quốc ngữ qua cuốn từ điển Dictionarium
Annamiticum Lusitanum et Latinum in năm 1651 tại Roma.
+ Được ghi bằng tập hợp các chữ cái La-tinh và dấu phụ được dùng cùng với các chữ
cái đó, ghép âm dựa theo quy tắc chính tả của văn tự tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Ý.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6 – Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các
thế kỉ XVI – XVIII.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Những nét chính về tình hình kinh tế
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về tình hình kinh tế
(nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, sự hưng khởi của các đô thị lớn) ở Đại
Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác Tư liệu 6.1, 6.2, Hình 6.3
– 6.6, đọc thông tin trong mục 1a – 1d SGK tr.33 – 35 và trả lời câu hỏi:
- Nêu những nét chính về tình hình nông nghiệp Đại Việt trong thế kỉ XVI – XVIII. Sự
phát triển của nông nghiệp trong giai đoạn này có những điểm tích cực và hạn chế nào?
- Nêu những nét chính về tình hình phát triển thủ công nghiệp. Sự phát triển của những
làng nghề thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào?


zalo Nhắn tin Zalo