Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: PHONG TRÀO TÂY SƠN (2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức HS học về:
- Một số nét chính của phong trào Tây Sơn: nguyên nhân, mô tả về một số thắng lợi tiêu biểu.
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay
theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm
và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy
logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử:
Biết thu thập thông tin từ tư liệu 8.1 dưới góc nhìn của một thương nhân nước ngoài.
Giải mã được lược đồ 8.3, 8.4 về các trận chiến tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
Quanh sát tư liệu 8.2 về trận Rạch Gầm – Xoài Mút.
Giải mã được lời bài hịch của Nguyễn Huệ (khắc trên phiến đá ở Gò Đống Đa,
Hà Nội) trước khi ra quân.
Khai thác được phần Nhân vật lịch sử và phần Em có biết để có cái nhìn toàn
diện hơn về phong trào Tây Sơn.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
Trình bày được một số nét chính về nguyên nhân bùng nổ và mô tả được một
số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn: lật đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh,
vua Lê; đánh bại quân Xiêm xâm lược (1785) và đại phá quân Thanh xâm lược (1789).
Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và đánh giá được vai trò của
Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Đánh giá được những đóng đóng góp của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc ở thế kỉ XVIII.
Mô tả được ngắn gọn (khoảng 5 dòng) về một di tích lịch sử hay công trình
tưởng niệm có liên quan đến phong trào Tây Sơn mà em biết. 3. Phẩm chất
- Yêu nước: biết ơn và tự hào về những đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với
lịch sử dân tộc trong công cuộc thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 8.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung: GV trình chiếu, đọc thông điệp của vua Quang Trung trong những ngày
giáp Tết năm Kỷ Dậu 1789, yêu cầu HS trình bày nội dung, ý nghĩa của đoạn thông điệp đó.
c. Sản phẩm: Hiểu biết của HS về nội dung, ý nghĩa thông điệp của vua Quang Trung.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh vua Quang Trung và thông điệp của vua Quang
Trung nói thay cho cả dân tộc trong những ngày giáp Tết năm Kỷ Dậu 1789:
“Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa lời thông điệp của Quang Trung.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Lời thông điệp “Ðánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” của Quang Trung
có ý nghĩa: đánh để lịch sử (là các thế hệ sau của bọn giặc phương Bắc) biết nước Nam
anh hùng có chủ, tức là đánh để bảo vệ độc lập, tự chủ của dân tộc, đánh để cho muôn
đời thấy rõ tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.
+ Việc Nguyễn Huệ khẳng định nước Nam đã có chủ nghĩa là sự khẳng định đất nước đã
được thống nhất hoàn toàn. Sau khi quét sạch quân Mãn Thanh và vua Lê Chiêu Thống
ra khỏi bờ cõi, Nguyễn Huệ đã làm chủ trên thực tế được cả đất nước Đại Việt, sáng lập
ra một triều đại mới là Tây Sơn với niên hiệu Quang Trung.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 8 – Phong trào Tây Sơn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 8.1, đọc thông tin mục
1 SGK tr.40 và trả lời câu hỏi:
- Em hãy cho biết tại sao phong trào Tây Sơn bùng nổ.
- Theo em, tại sao phong trào Tây Sơn được nhân dân Đàng Trong ủng hộ?
Giáo án Bài 8 Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo (2024): Phong trào Tây Sơn
190
95 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(190 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)