Giáo án Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế KTPL 12 Chân trời sáng tạo

90 45 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: KTPL
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 20 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa KTPL 12 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(90 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHỦ ĐỀ 7: MỘT SỐ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ KINH TẾ
BÀI 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
VỀ KINH DOANH VÀ NỘP THUẾ (6 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân
về kinh doanh và nộp thuế.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân
về kinh doanh và nộp thuế bằng những hành vi phù hợp.
- Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và
nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.
- Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công
dân về kinh doanh và nộp thuế. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp
trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công
dân về kinh doanh và nộp thuế.
Năng lực đặc thù: 1
- Điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa
vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế trong một số tình huống đơn giản
thường gặp; Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân về kinh doanh và nộp thuế bằng những hành vi phù hợp.
- Phát triển bản thân: Thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện
được các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.
- Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Vận dụng được các kiến thức
về quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế để phân tích, đánh
giá, xử lí các tình huống có liên quan trong thực tiễn cuộc sống. 3. Phẩm chất:
- trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo, Kế hoạch dạy học.
- Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo.
- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng
cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.62 về quyền và nghĩa vụ của công dân
về kinh doanh và nộp thuế. 2
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.62 và thực hiện nhiệm vụ:
Em hãy kể tên một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi: Gợi ý trả lời:
+ Quyền của công dân trong kinh doanh (quyền tự do kinh doanh): lựa chọn hình thức
ngành, nghề, quy mô kinh doanh,...
+ Nghĩa vụ công dân trong kinh doanh:
Kê khai đúng số vốn;
Kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép;
Không kinh doanh những mặt hàng mà Nhà nước cấm như thuốc nổ, vũ khí, ma tuý, mại dâm;...
+ Nghĩa vụ của người nộp thuế:
Phải khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế;
Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm; 3
Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lí, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo
quy định của pháp luật;...
+ Quyền của người nộp thuế:
Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế;
Cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế;
Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi
tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;
Yêu cầu cơ quan quản lí thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế;
Yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;...
- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quyền kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế của công
dân được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 và các văn bản luật khác nhau. Công dân phải tuân thủ theo những quy định của
pháp luật và chịu sự quản lí từ phía Nhà nước. Việc hiểu những quy định của pháp luật
về quyền kinh doanh và các nghĩa vụ nộp thuế sẽ giúp công dân chủ động điều chỉnh
hành vi khi tham gia các quan hệ kinh tế. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài
học hôm nay - Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh nộp thuế.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được quy định của pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của công dân về kinh doanh; đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản
thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nêu được hậu quả các
chủ thể vi phạm phải gánh chịu. 4


zalo Nhắn tin Zalo