Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ.
- Mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính.
- Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và
thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long. 2. Năng lực
Năng lực chung: -
Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tìm kiếm, thu thập thông tin về văn minh
châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. -
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: tìm ý tưởng, cách thức hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Năng lực địa lí:
- Nhận thức địa lí: trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ, mô tả
chế độ nước của các dòng sông chính; trình bày quá trình con người khai khẩn
và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế dộ nước của sông Hồng và sông Cửu Long.
- Tìm hiểu địa lí: sử dụng lược đồ dồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long để hiểu rõ hơn về văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: tìm kiếm các thông tin từ
những nguồn tin cậy, liên hệ thực tế (đối với địa phương thuộc hai khu vực 1
này) về quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích
nghi với chế độ nước sông của người dân. 3. Phẩm chất
- Chăm chỉ và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Thấy được công lao to lớn của những thế hệ cha ông trước đây trong quá trình
khai khẩn và cải tạo châu thổ, từ đó thêm yêu quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí. - Máy tính, máy chiếu.
- Tài liệu văn bản về quá trình hình thành và phá triển châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long.
- Tranh ảnh về châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu:
- Học sinh chia sẻ những hiểu biết cá nhân về châu thổ, từ đó GV có thể kết nối những
kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học. b. Nội dung:
- GV tổ chức trò chơi: Ô chữ bí mật cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan đến
vùng đồng bằng châu thổ Việt Nam.
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức cá nhân nêu những hiểu biết về châu thổ Việt Nam. c. Sản phẩm: 2
- Câu trả lời của HS về 7 ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc.
- Câu trả lời của HS về những hiểu biết cá nhân về vùng đồng bằng châu thổ Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ô chữ bí mật
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ô chữ bí mật – trả lời các câu hỏi liên quan đến
vùng đồng bằng châu thổ Việt Nam tìm ra ô chữ bí mật.
- GV phổ biến luật trò chơi:
+ Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời ô chữ ở hàng ngang.
+ Nếu trả lời đúng thì đội đó được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội còn lại.
- GV lần lượt nêu câu hỏi:
Câu 1 (13 chữ cái): Hình ảnh dưới đây nói đến địa danh nổi tiếng nào của miền Tây?
Câu 2 (8 chữ cái): Câu đố dưới đây gợi nhắc đến con sông nào của nước ta?
“Sông gì tên một loài hoa.
Thơm hương sắc thắm, gần xa yêu chiều?” 3
Câu 3 (10 chữ cái): Hiện tượng nào thường xuyên xảy ra khi nước biển dâng nên và
xâm nhập trực tiếp vào đất liền?
Câu 4 (11 chữ cái): Câu đố dưới đây gợi nhắc đến con sông nổi tiếng nào?
“Mênh mông bờ bãi phì nhiêu,
Chín con thác sáng bừng lên muôn vùng”
Câu 5 (12 chữ cái): Câu đố trên gợi cho em đến địa danh nổi tiếng nào của nước ta?
“Ở đâu thẳng cánh cò bay
Ở đâu lấp lánh cá tôm suốt ngày”
Câu 6 (16 chữ cái): Nhà máy thủy điện nào nằm trên sông Đà và được Liên Xô giúp
đỡ xây dựng và vận hành?
Câu 7 (6 chữ cái): Câu đố trên gợi nhắc đến dòng sông nổi tiếng nào?
“Sông gì nhẫn nhịn cũng đành
Từ bi phổ độ phúc lành trời ban?”
Ô chữ bí mật (7 chữ cái).
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời ô chữ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời 7 ô chữ hàng ngang và hàng dọc.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
Câu 1: Chợ nổi Cái Răng.
Câu 2: Sông Hồng.
Câu 3: Xâm nhập mặn.
Câu 4: Sông Cửu Long.
Câu 5: Đồng Tháp Mười. 4
Giáo án Chủ đề chung 1 Lịch sử 8 Cánh diều (2024): Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
264
132 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Lịch sử lớp 8 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Lịch sử lớp 8 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 Cánh diều.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(264 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)