Lý thuyết Địa lí 11 Chân trời sáng tạo (cả năm)

6 3 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Địa Lý
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Lý thuyết
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ câu hỏi lý thuyết Địa lí lớp 11 mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Lý thuyết môn Địa lí 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(6 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


BÀI 1. SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA CÁC NHÓM NƯỚC I. CÁC NHÓM NƯỚC
- Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên và
trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
- Để đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước cần dựa trên sự đánh
giá, tổng hợp các tiêu chí về kinh tế - xã hội.
1. Một số chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế a) Thu nhập bình quân
- Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người) dùng để so sánh mức sống
của dân cư ở các nước khác nhau. Chỉ số này có ý nghĩa phản ánh trình độ phát triển
kinh tế và chất lượng cuộc sống của mỗi người dân ở từng quốc gia.
- Ngân hàng Thế giới (WB) thống kê các nền kinh tế theo 4 nhóm thu nhập:
+ Thu nhập cao (trên 12535 USD/ người/ năm)
+ Thu nhập trung bình cao (từ 2046 - 12535 USD/ người/ năm)
+ Thu nhập trung bình thấp (từ 1035 - 4045 USD/ người/ năm)
+ Thu nhập thấp (dưới 1035 USD/ người/ năm).
b) Cơ cấu ngành kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất.
- Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế chia thành 3 nhóm:
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; + Công nghiệp, xây dựng; + Dịch vụ.
c) Chỉ số phát triển con người
- Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con
người trên các phương diện sức khoẻ, giáo dục và thu nhập. HDI thể hiện góc nhìn tổng
quát về sự phát triển của một quốc gia.
- HDI nhận giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa là chất lượng cuộc sống cao và ngược lại.
- Liên hợp quốc (UN) thống kê và xếp hạng các nền kinh tế theo 4 mức phát triển con người, gồm:
+ Mức phát triển rất cao (từ 0.8 trở lên)
+ Mức phát triển cao (từ 0.7 - 0.799)
+ Mức phát triển trung bình (từ 0.55 - 0.699)
+ Mức phát triển thấp (dưới 0.55)
2. Các nhóm nước trên thế giới
- Các nước phát triển, có:
+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) cao.
+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trở lên.
+ Cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
thường có tỷ trọng thấp nhất; nhóm ngành dịch vụ có tỷ trọng cao nhất.
- Đa số các nước đang phát triển, có:
+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) ở mức trung bình cao, trung bình thấp và thấp.
+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức từ thấp, đến trung bình và cao.
+ Trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển: nhóm ngành nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao hơn so
với nhóm ngành dịch vụ.
+ Tuy nhiên, một số quốc gia có chỉ số GNI/ người, HDI và các chỉ số khác biệt với các
quốc gia đang phát triển, như: Xingapo, Arập Xêút; Urugoay, Cộng hòa Nam Phi,…
II. SỰ KHÁC BIỆT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC
1. Sự khác biệt về kinh tế - Các nước phát triển:
+ Có đóng góp lớn về quy mô GDP toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.
+ Một số nền kinh tế có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gần như đạt ngưỡng giới hạn
+ Nền kinh tế đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
+ Trình độ phát triển kinh tế cao, các ngành có làm lượng khoa học công nghệ chiếm tỷ
trọng lớn trong sản xuất và thương mại.
+ Một số nước phát triển là trung tâm tài chính toàn cầu, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới.
- Phần lớn các nước đang phát triển:
+ Có quy mô GDP chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu GDP toàn cầu (trừ Trung Quốc và Ấn Độ,…).
+ Nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển
dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, trong đó: ngành công nghiệp, công
nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; các
ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, lao động còn chiếm tỉ trọng lớn.
2. Sự khác biệt về một số khía cạnh xã hội
♦ Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự khác biệt về nhiều khía
cạnh xã hội như: đặc điểm dân số, đô thị hóa, nguồn lao động, vấn đề giáo dục, y tế….
- Các quốc gia phát triển:
+ Tỷ lệ gia tăng dân số thấp, tuổi thọ trung bình cao, nhiều nước có cơ cấu dân số già.


zalo Nhắn tin Zalo