Trắc nghiệm Chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo

4 2 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: KTPL
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Trắc nghiệm
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ trắc nghiệm Chuyên đề  KTPL 12 Chân trời sáng tạo mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(4 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


CHUYÊN ĐỀ 1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA - XÃ HỘI
Câu 1. Một trường THPT tổ chức Ngày hội văn hóa quốc tế, mời học sinh mặc trang phục dân tộc của các
nước, trình diễn nghệ thuật đặc trưng và chia sẻ món ăn truyền thống. Hoạt động này thể hiện rõ nhất nội dung
nào sau đây của môi trường văn hóa trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay?
A. Tạo điều kiện để học sinh có cơ hội thể hiện bản sắc dân tộc của mình
B. Góp phần giữ gìn truyền thống dân tộc trong trường học
C. Mở rộng phạm vi giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc
D. Tạo ra xu hướng sống hòa đồng và thân thiện trong nhà trường
Câu 2. Trong một buổi hội thảo về giáo dục nghệ thuật, một giáo viên nêu ý kiến: “Giờ đây, học sinh không
chỉ học nghệ thuật như một môn học phụ mà còn xem đó là nhu cầu thể hiện bản thân và thư giãn tinh thần.”
Nhận định này phản ánh rõ nhất xu hướng nào trong môi trường văn hóa do phát triển kinh tế mang lại?
A. Học sinh được tự do lựa chọn môn học yêu thích
B. Nhu cầu giải trí và sáng tạo nghệ thuật trở thành phần không thể thiếu của đời sống
C. Giáo dục nghệ thuật cần thiết cho định hướng nghề nghiệp tương lai
D. Sự thay đổi trong cách tiếp cận giáo dục truyền thống
Câu 3. Một nhóm bạn trẻ ở Việt Nam sáng lập kênh YouTube chia sẻ các điệu múa dân gian Việt kết hợp với
nhạc EDM hiện đại. Việc làm này thể hiện sự vận dụng nào trong môi trường văn hóa đa dạng, sáng tạo hiện nay?
A. Giới thiệu nghệ thuật truyền thống một cách nguyên bản
B. Kết hợp yếu tố văn hóa truyền thống và hiện đại qua công nghệ truyền thông
C. Tạo sân chơi mới cho giới trẻ yêu thích âm nhạc truyền thống
D. Chống lại sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai vào giới trẻ
Câu 4. Trong lớp học kỹ năng sống, giáo viên tổ chức thảo luận về việc học sinh nên cởi mở, tôn trọng sự khác
biệt của bạn bè về tôn giáo, cách ăn mặc và suy nghĩ. Nội dung thảo luận này phản ánh tác động nào của môi
trường văn hóa do phát triển kinh tế đem lại?
A. Khuyến khích sự tự do thể hiện cá nhân trong học đường
B. Hướng đến chuẩn hóa đạo đức và lối sống hiện đại
C. Thúc đẩy sự hòa nhập và tôn trọng lẫn nhau trong lối sống
D. Tạo ra xu hướng thay đổi các chuẩn mực đạo đức truyền thống
Câu 5. Một học sinh sử dụng mạng xã hội để tiếp cận các khóa học nghệ thuật từ nhiều quốc gia, tham gia
nhóm sáng tác tranh số và chia sẻ tác phẩm trực tuyến. Hành vi này phản ánh đặc điểm nào của môi trường văn hóa hiện nay?
A. Sự phát triển của giáo dục ngoài nhà trường
B. Việc ứng dụng công nghệ vào học tập chuyên sâu
C. Sự phổ biến của nghệ thuật đương đại trong giới trẻ
D. Khả năng tiếp cận nhanh chóng với tri thức và văn hóa qua công nghệ truyền thông.
Câu 6. Vì sao phát triển kinh tế góp phần làm gia tăng sự đa dạng văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc?
A. Vì kinh tế phát triển làm tăng dân số các quốc gia
B. Vì kinh tế mở rộng tạo điều kiện giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa các nước
C. Vì phát triển kinh tế làm thay đổi khí hậu và môi trường sống
D. Vì kinh tế phát triển làm giảm khoảng cách về trình độ dân trí.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây thể hiện đúng sự thay đổi trong đạo đức, lối sống do môi trường văn hóa mới tạo ra?
A. Mỗi người cần giữ vững lối sống truyền thống, tránh tiếp xúc văn hóa ngoại lai
B. Giới trẻ hiện nay chỉ quan tâm đến trào lưu và bỏ quên giá trị đạo đức
C. Con người sống cởi mở, biết hòa nhập và tôn trọng sự khác biệt
D. Sự phát triển của kinh tế làm mất đi các giá trị đạo đức trong xã hội
Câu 8. Công nghệ và truyền thông hiện đại có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống văn hóa của con người?
A. Khiến con người ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội
B. Làm mai một dần các giá trị văn hóa truyền thống
C. Chỉ truyền tải thông tin giải trí mà không có giá trị học thuật
D. Giúp con người tiếp cận nhanh chóng với kiến thức, nghệ thuật, văn hóa
Câu 9. Yếu tố nào sau đây cho thấy sự phát triển kinh tế có tác động đến giáo dục và nghệ thuật trong đời sống hiện đại?
A. Nhiều trường học loại bỏ môn nghệ thuật khỏi chương trình học
B. Nhu cầu học tập giảm đi do con người chú trọng lao động kiếm sống
C. Nghệ thuật và giải trí trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người
D. Con người chỉ quan tâm đến giá trị vật chất trong giáo dục và nghệ thuật
Câu 10. Sự đa dạng văn hóa trong xã hội hiện đại đòi hỏi mỗi người cần có thái độ như thế nào?
A. Bảo thủ và chỉ giữ nguyên giá trị truyền thống của dân tộc
B. Chọn lọc văn hóa nào có lợi về mặt kinh tế để tiếp nhận
C. Hòa nhập, cởi mở và tôn trọng sự khác biệt trong giao lưu văn hóa
D. Tiếp thu tất cả các giá trị văn hóa ngoại lai mà không cần chọn lọc
Câu 11. Một trong những hậu quả văn hoá có thể xảy ra do tiêu dùng không kiểm soát là gì?
A. Tăng tính đa dạng trong văn hóa tiêu dùng B. Lãng phí tài nguyên
C. Củng cố các giá trị truyền thống
D. Nâng cao đời sống tinh thần cộng đồng
Câu 12. Toàn cầu hoá kinh tế có thể tác động tiêu cực đến văn hóa bằng cách nào?
A. Tạo điều kiện bảo tồn các nghề thủ công truyền thống
B. Làm phong phú thêm giá trị văn hóa địa phương
C. Gây mất mát giá trị truyền thống và đồng nhất hoá văn hóa
D. Làm giảm ảnh hưởng của các xu hướng toàn cầu
Câu 13. Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa dễ dẫn đến điều gì trong lĩnh vực văn hoá?
A. Suy giảm các nghề thủ công truyền thống
B. Gia tăng sự gắn kết văn hoá cộng đồng
C. Khôi phục các ngành nghề truyền thống
D. Tăng cường bảo tồn bản sắc địa phương
Câu 14. Một trong những hệ quả của phát triển kinh tế không đồng đều là gì?
A. Tạo điều kiện tiếp cận công bằng với giáo dục và tài nguyên
B. Tăng cơ hội phát triển toàn diện
C. Tăng cường đồng thuận xã hội
D. Mất cân bằng trong tiếp cận cơ hội và tài nguyên.
Câu 15. Việc quá tập trung vào mục tiêu kinh tế mà bỏ qua yếu tố văn hóa có thể gây ra điều gì?
A. Tăng cường sự hội nhập quốc tế
B. Phát triển đồng đều các vùng miền
C. Biến đổi tiêu cực và phân lớp xã hội
D. Khôi phục các giá trị truyền thống
Câu 16. Một địa phương muốn vừa phát triển kinh tế vừa bảo tồn nghề thủ công truyền thống. Theo bạn, giải pháp phù hợp nhất là:
A. Tập trung hoàn toàn vào công nghiệp hóa để tăng thu nhập.
B. Thay thế hoàn toàn các nghề thủ công bằng công nghệ hiện đại.
C. Kết hợp phát triển du lịch văn hóa gắn với nghề thủ công.
D. Hạn chế đầu tư kinh tế để giữ nguyên nghề thủ công truyền thống.
Câu 17. Khi một quốc gia trải qua toàn cầu hóa mạnh mẽ, biện pháp nào sau đây nên được ưu tiên để hạn chế
sự đồng nhất văn hóa?
A. Khuyến khích người dân chạy theo xu hướng toàn cầu.
B. Cấm hoàn toàn các sản phẩm văn hóa ngoại nhập.
C. Xây dựng các chương trình giáo dục giá trị văn hóa dân tộc.
D. Tăng cường xuất khẩu sản phẩm công nghiệp.
Câu 18. Một hệ quả tiêu cực khi người dân ngày càng phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ trong đời sống là:
A. Tăng cường sự kết nối xã hội thực.
B. Bảo tồn các giá trị truyền thống.
C. Gây ra sự cô lập xã hội và mất cân bằng cuộc sống.
D. Nâng cao kỹ năng giao tiếp thực tế.
Câu 19. Nếu một quốc gia chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà không cân nhắc yếu tố văn hóa, hậu quả lâu dài có thể là:
A. Tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.
B. Xã hội đoàn kết, gắn bó hơn.
C. Khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống.
D. Suy giảm giá trị văn hóa và gia tăng bất ổn xã hội.
Câu 20. Trong bối cảnh phát triển kinh tế nhanh chóng, để giảm thiểu các biến đổi tiêu cực về văn hóa, cần phải:
A. Ưu tiên phát triển kinh tế bất chấp hậu quả.
B. Chỉ tập trung phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.
C. Kết hợp hài hòa giữa mục tiêu kinh tế và bảo tồn giá trị văn hóa.
D. Giảm tốc độ phát triển để duy trì nguyên trạng văn hóa.
Câu 21. Một tác động tích cực của phát triển kinh tế đến lĩnh vực lao động là:
A. Tạo ra các công việc mới và mở rộng ngành nghề
B. Giảm sự tham gia của người dân vào lực lượng lao động
C. Làm tăng tỉ lệ thất nghiệp
D. Thu hẹp các ngành nghề truyền thống
Câu 22. Phát triển kinh tế giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua yếu tố nào sau đây?
A. Hạn chế tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ hiện đại
B. Tăng thu nhập và khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tốt hơn
C. Tăng chi tiêu bắt buộc vào các dịch vụ công
D. Làm giảm nhu cầu tiêu dùng trong xã hội
Câu 23. Việc cải thiện cơ sở hạ tầng nhờ phát triển kinh tế sẽ mang lại lợi ích gì cho xã hội?
A. Làm giảm khả năng tiếp cận thông tin của người dân
B. Làm gia tăng sự chênh lệch giữa các khu vực
C. Tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm khoảng cách vùng miền
D. Gây tắc nghẽn giao thông ở đô thị
Câu 24. Một biểu hiện của sự phát triển kinh tế gắn với cải thiện y tế cộng đồng là:
A. Cắt giảm ngân sách y tế để tăng ngân sách kinh tế
B. Đầu tư vào hệ thống y tế và nâng cao tuổi thọ


zalo Nhắn tin Zalo