Sử dụng từ Hán Việt
I. Từ Hán Việt là gì?
- Khái niệm: Từ Hán Việt là là từ mượn tiếng Việt, Từ Hán Việt có nghĩa gốc của
tiếng Hán nhưng được ghi bằng hệ chữ Quốc ngữ và âm đọc là âm đọc tiếng Việt
(không phải âm đọc tiếng Hán). Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ
cao, khoảng 70 phần trăm, 30 phần trăm còn lại là từ Thuần Việt.
- Ví dụ về từ Hán Việt: Các từ thiếu nữ, giáo dục, hữu thủy, sơn hà, an cư... chính
là từ Hán Việt. Vì các từ này có nghĩa gốc của tiếng Hán được ghi theo hệ chữ
Quốc ngữ và âm đọc tiếng Việt.
+ Sơn hà = núi sông, an cư = bình yên sinh sống, thiếu nữ = cô gái trẻ,...
II. Đặc điểm của từ Hán Việt - Đặc điểm:
Trong tiếng Việt, sự có mặt của từ Hán Việt giúp cho vốn từ được mở rộng hơn,
cũng như từ mang nhiều sắc thái khác nhau. Trong đó từ Hán Việt có sắc thái ý
nghĩa, sắc thái biểu cảm, sắc thái phong cách.
* Mang sắc thái nghĩa
– Sắc thái ý nghĩa: từ Hán Việt sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát sự vật sự việc.
Ví dụ: thảo mộc = cây cỏ, viêm = loét, lâm = rừng
* Mang sắc thái biểu cảm
– Sắc thái biểu cảm: từ Hán Việt thể hiện cảm xúc, sử dụng từ Hán Việt để giảm
hoặc tăng sắc thái biểu cảm, thể hiện sự trang trọng, lịch sự.
Ví dụ: phu nhân = vợ, quốc vương = vua một nước, chết = băng hà, băng hà = vua
chết, từ trần = qua đời
* Mang sắc thái phong cách
– Sắc thái phong cách: từ Hán Việt riêng biệt được dùng trong các lĩnh vực khoa
học, chính luận, hành chính. Còn từ tiếng Việt có sắc thái đơn giản và đời thường hơn.
Ví dụ: bằng hữu = bạn bè, huynh đệ = anh em, thiên thu = ngàn năm, vô sinh =
không sinh nở được, xuất huyết…
III. Nhận biết từ Hán Việt
Nhận diện từ Hán Việt
* Dựa vào đặc điểm ý nghĩa
– Từ Hán Việt thường có ý nghĩa mang tính trừu tượng, khái quát cao. Vì thế, khi
tiếp nhận từ Hán Việt chúng ta thường cảm thấy nghĩa của nó mơ hồ, khó giải
thích hết nghĩa của nó, vì nghĩa thường khá rộng.
Ví dụ: Các từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, độc lập, tự do, hoà bình, chiến
tranh, du kích, hàm số, hằng số v.v… là chúng ta phải tìm yếu tố tương đương
trong từ thuần Việt rồi mới suy ra được ý nghĩa. Hay khi nghe các từ: ảo ảnh, ẩn sĩ,
thực đơn, danh nhân, cường quốc v.v...chúng ta thường liên hệ đến các yếu tố
tương đương rồi suy ra nghĩa của chúng.
* Dựa vào trật tự phân bố từ
– Trong lớp từ Hán Việt, có một số lượng khá lớn từ ghép được cấu tạo theo quan
hệ chính – phụ, gọi là từ ghép chính phụ, trong đó, phụ tố thường đứng trước,
chính tố thường đứng sau: P + C.
– Ví dụ: Ẩn ý, ẩn sĩ, cường quốc, dịch giả, tác giả, khán giả, văn sĩ, thi sĩ, viễn
cảnh, cận cảnh, giáo viên, học viên, hội viên v.v…
IV. Lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt
Lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt
Từ Hán Việt có một số quy tắc riêng. Đồng thời người dùng không nên lạm dụng
nhiều từ Hán Việt trong khi nói hoặc viết.
- Nói viết đúng các từ gần âm giữa Hán Việt và thuần Việt để tránh sai nghĩa.
Ví dụ: tham quan thành thăm quan, vong gia thành phong gia…
- Cần phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa các từ Hán Việt gần âm, đồng âm.
Ví dụ: thiên niên kỉ - thiên địa, đàm thoại - thần thoại,...
- Cần hiểu đúng nghĩa của từ Hán Việt.
Ví dụ: yếu điểm, biển thủ từ Hán Việt khác nghĩa với điểm yếu, đầu biển thuần Việt
– Sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Ví dụ: hi sinh, mất, từ trần, qua đời… để có nghĩa là chết. Nhưng sử dụng trong
trường hợp nào, với ai để phù hợp.
– Tránh lạm dụng sử dụng từ Hán Việt để đảm bảo độ thuần Việt và dễ hiểu trong
tiếng Việt. Từ Hán Việt thì thường được dùng trong văn học để biểu cảm cũng như
biểu thị sắc thái nghĩa.
V. Ví dụ mở rộng vốn từ Hán Việt
1. Các yếu tố chỉ số
- Nhất: một (nhất thời, hợp nhất, độc nhất…); nhất còn có nghĩa là ở vị trí trên hết
trong sự sắp xếp (giải nhất, nhất hạng…)
- Nhị: hai (nhị diện, nhị thể, độc nhất vô nhị…)
- Tam: ba (tam cấp, tam giác, tam thể...)
- Tứ: bốn (tứ thời, tứ diện, tứ ..)
- Thập: mười (thập phân, khách thập phương, đàn thập l ục, thập tự…)
- Bách: trăm (bách chiến bách thắng, bách phát bách trúng, vườn bách thú…)
- Thiên: nghìn (thiên niên kỉ, thiên lí mã, thiên biến vạn hóa…) ...
2. Các yếu tố chỉ màu sắc
- Bạch: trắng (bạch cầu, chuột bạch…)
- Hoàng: vàng (hoàng anh, hoàng cúc…)
- Hồng: đỏ (hồng kì, hồng cầu, hồng ngọc…)
- Hắc: đen (hắc ín, hắc ám…)
- Ô: đen (ngựa ô, ô ..)
- Thanh: xanh (thanh thiên, thanh vân…) ...
3. Các yếu tố chỉ cây cối và các bộ phận cây cối
- Diệp: lá (diệp lục, vàng diệp… )
- Căn: rễ (căn bản, thâm căn cố đế...)
- Chi: cành (chi tiết, kim chi ngọc diệp...)
- Thụ: cây (cổ thụ, đại thụ…)
- Mộc: cây gỗ (mộc nhĩ, thuyền độc mộc…) ...
4. Các yếu tố chỉ cảnh vật thiên nhiên
- Thiên: trời (thiên tài, thiên tai, bắn chỉ thiên…)
- Địa: đất (địa hình, địa danh, địa đạo…)
- Hải: biển (hải cảng, hải sản, hải quân…)
- Dương: biển lớn (Thái Bình Dương, tuần dương hạm, viễn dương…)
- Hà: sông (hà lưu, sơn hà, hà khẩu…) ...
5. Các yếu tố chỉ tổ chức xã hội
- Quốc: nước (quốc kì, quốc huy, ái quốc. )
- Gia: nhà (gia chủ, gia tài, tang gia. )
- Tộc: họ; cộng đồng người có tên gọi, địa lí cư trú, ngôn ngữ, văn hóa riêng (tộc
trưởng, dân tộc, đại tộc,...)
25 Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 (Lý thuyết + Bài tập)
1.4 K
716 lượt tải
300.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
- Bộ Tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 10.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(1432 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)