Biệt ngữ xã hội
I. Biệt ngữ xã hội là gì?
- Khái niệm: Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được sử dụng trong một
tầng lớp xã hội cụ thể. Trong mỗi xã hội, có những tầng lớp khác nhau với
các đặc điểm và vai trò riêng. Do đó, mỗi tầng lớp xã hội có thể có biệt ngữ
riêng để thể hiện sự đồng thuận, nhận diện và tạo sự gắn kết trong cộng đồng.
- Ví dụ biệt ngữ xã hội:
+ Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến: trẫm, khanh, long thể,
mặt rồng, ngự giá, ngự bút, long bào…
+ Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa: mình thánh, nữ tu, ông
quản, cứu rỗi, lòng lành, ơn ích…
II. Nhận biết biệt ngữ xã hội
- Là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
- Là những từ ngữ sử dụng trong hoàn cảnh hạn chế, không được phổ biến
rộng rãi trong toàn dân.
III. Tác dụng của biệt ngữ xã hội
Biệt ngữ xã hội có vai trò quan trọng trong giao tiếp, cụ thể là:
- Giúp tăng hiệu quả giao tiếp.
- Biệt ngữ xã hội giúp các thành viên trong một tầng lớp xã hội có thể giao
tiếp với nhau một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Giúp tạo sự gần gũi, thân thiết.
- Biệt ngữ xã hội giúp các thành viên trong một cộng đồng có thể cảm thấy
gần gũi và thân thiết với nhau hơn.
- Giúp thể hiện sự sáng tạo, cá tính.
- Biệt ngữ xã hội giúp các thành viên trong một tầng lớp xã hội có thể thể
hiện sự sáng tạo và cá tính của mình.
IV. Lưu ý khi sử dụng biệt ngữ xã hội
- Trước tiên, chúng ta cần biết rằng biệt ngữ xã hội chỉ nên được sử dụng
trong các trường hợp sau đây. Thứ nhất, trong giao tiếp hàng ngày, nó có thể
được dùng để tạo sự thân mật và gần gũi với những người cùng tầng lớp xã
hội. Tuy nhiên, việc sử dụng biệt ngữ xã hội cần tuân thủ một số quy tắc và
chỉ áp dụng trong những môi trường phù hợp.
- Thứ hai, trong văn chương và thơ ca, biệt ngữ xã hội có thể được sử dụng
để tăng tính biểu cảm và thể hiện rõ tầng lớp xã hội, từ đó làm nổi bật tính
cách của các nhân vật. Tuy nhiên, việc sử dụng biệt ngữ xã hội trong mảng
này cũng cần được thực hiện một cách khéo léo và không làm mất đi sự tinh tế của tác phẩm.
- Để tránh lạm dụng biệt ngữ xã hội, chúng ta nên luôn tìm hiểu các từ ngữ
phổ biến và rộng rãi mà có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết. Điều
này đảm bảo rằng chúng ta có thể truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả
mà không gây khó khăn cho người đọc hay người nghe. Hơn nữa, việc sử
dụng từ ngữ phổ biến cũng giúp tăng tính chính xác và sự hiểu biết của thông
tin mà chúng ta truyền đạt.
V. Phân biệt biệt ngữ xã hội và từ ngữ địa phương, từ ngữ nghề nghiệp
– Biệt ngữ xã hội dùng trong một tầng lớp (tầng lớp học sinh, sinh viên; tầng
lớp các tôn giáo khác nhau, tầng lớp phong kiến xưa…);
– Các từ ngữ thuộc về nghề nghiệp: là các từ ngữ chuyên ngành thuộc về một
số ngành nghề, chỉ sử dụng trong bộ phận những người cùng một ngành nghề
đó. Chúng là những từ biểu thị sản phẩm, công cụ hay quy trình sản xuất có
tính khác biệt của từng ngành nghề khác nhau. Ví dụ:
+ Nghề dệt: xa, ống, sợi hồ, sợi mộc, thoi, go…
+ Nghề mộc: bào, cưa, máy phay, máy tiện, đục, trạm trổ…
+ Nghề làm mòn: vách, lá, móc, bắt vanh…
VI. Bài tập về biệt ngữ xã hội
Bài 1. Chỉ ra biệt ngữ xã hội ở những câu sau và cho biết dựa vào đâu em
khẳng định như vậy. Hãy giải nghĩa các biệt ngữ đó.
a. Năm lên sáu, cung thiếu nhi thành phố có cuộc tuyển “gà” khắp các trường
tiểu học, tôi cũng được chọn gửi đến lớp năng khiếu.
(Ngô An Kha, Tìm mảnh ghép thiếu)
b. Ôn tập cẩn thận đi em. Em cứ “tủ” như vậy, không trúng đề thì nguy đấy. Trả lời:
a. Từ “gà” là biệt ngữ xã hội bởi theo từ điển, từ gà chỉ một loại gia cầm.
Nhưng ở đây lại đặt trong ngữ cảnh của một tổ chức đang tuyển thí sinh
→ “gà” ở đây có thể hiểu là những thành viên mới, những con người mới.
b. Từ “tủ” ở đây là biệt ngữ xã hội bởi theo từ điển, tủ là vật dụng để chứa
đồ bên trong. Trong bối cảnh thi cử và ôn tập, tủ là để chỉ việc học sinh không
chịu ôn tập kĩ càng tất cả kiến thức cần thiết mà chỉ ôn những phần mà mình nghĩ sẽ thi vào.
Bài 2. Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong các đoạn hội thoại sau và nhận xét về việc
sử dụng biệt ngữ của người nói:
a. – Cậu ấy là bạn con đấy à? – Đúng rồi, bố. Nó lầy quá bố nhỉ?
b. – Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu có biết vì sao không?
– Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi. Trả lời:
a. Từ “lầy” là biệt ngữ xã hội chỉ những người hài hước và hóm hỉnh. Việc
sử dụng biệt ngữ như vậy giúp cuộc hội thoại trở nên ngắn gọn, súc tích hơn.
Đồng thời thể hiện được tính cách nhân vật.
b. Từ “hem” là biệt ngữ xã hội chỉ những điều không biết. Việc sử dụng biệt
ngữ như vậy làm không khí nói chuyện trở nên gần gũi hơn. Thể hiện được
bối cảnh câu chuyện và đặc điểm tính cách của các nhân vật tham gia vào cuộc hội thoại đó.
Bài 3. Tìm một số biệt ngữ xã hội mà em biết, giải thích nghĩa của những từ đó và cho ví dụ. Trả lời:
- Một số từ ngữ của tầng lớp xã hội khác:
+ Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát) …
+ Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liệu), học gạo
(học nhiều, không còn chú ý đến việc khác).
Bài 4. Viết đoạn văn (đề tài tự do) có sử dụng biệt ngữ xã hội. Trả lời:
Lũ chúng tôi hồi hội vô cùng khi biết hôm nay là ngày báo điểm thi
học kì. Đề thi lần này tương đối khó và nó có ảnh hưởng khá nhiều đến việc
xét danh hiệu học sinh và xét tuyển đại học của chúng tôi. Những đứa trúng
tủ thì ung dung khoan khoái, còn những đứa lệch tủ thì bồn chồn day dứt.
Tôi không có nhiều tâm trạng để lo cho điểm số lần này vì má tôi đang ốm
nặng và đang nằm viện. Dạo gần đây, sức khỏe má khá yếu, tôi và chị thường
25 Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập)
3.4 K
1.7 K lượt tải
300.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
- Bộ Tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 8.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(3379 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)