Bộ 17 chuyên đề luyện thi tốt nghiệp THPT Sinh học năm 2023 có đáp án

894 447 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Sinh Học
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 17 chuyên đề luyện thi lí thuyết trắc nghiệm môn Sinh học mới nhất năm 2022 - 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo chuyên đề luyện thi THPT Sinh học.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(894 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



Chuyên đề 01: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC VỚI THỰC VẬT
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Vai trò của nước và nhu cầu nước đối với thực vật
- Nước điều hòa nhiệt độ cơ thể.
- Nước là dung môi hòa tan các chất trong cơ thể.
- Nước tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào.
- Nước đảm bảo độ nhớt chất nguyên sinh, độ bền vững của hệ thống keo.
- Nước là môi trường thuận lợi cho các phản ứng trao đổi chất và tham gia các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
2. Quá trình hấp thụ nước ở rễ
(Lưu ý giảm tải của BGD: Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng / thuộc Mục I trang 6 và mục III trang 9 - SGK)
2.1. Đặc điểm của bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước
- Bộ rễ phát triển rất mạnh về số lượng, kích thước và diện tích.
- Cấu tạo rễ thích nghi chức năng hút nước từ đất:
+ Miền sinh trưởng: có thể sinh các rễ bên.
+ Miền hấp thụ: mang nhiều lông hút (thành mỏng không có cutin), có 1 không bào trung tâm lớn, có
nhiều ty thể → tạo áp suất thẩm thấu (ASTT) lớn).
+ Miền trưởng thành: nhóm các tế bào phân sinh làm cho rễ dài ra.
+ Chóp rễ: che chở mô phân sinh tận cùng của rễ khỏi bị huỷ hoại.
2.2. Con đường hấp thụ nước: có 3 giai đoạn
a. Giai đoạn nước từ đất vào lông hút:
- Cây hút được nước tự do và liên kết không chặt.
- Cây hút theo cơ chế thẩm thấu do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu (từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp →
áp suất thẩm thấu cao hay từ nơi có thế nước cao → thế nước thấp hơn hay từ nơi có nồng độ nhược trương → ưu trương).
b. Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ (xilem) của rễ:
(I - con đường tế bào chất; II - con đường gian bào)


Hình vẽ: Con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ cây
- Nước được vận chuyển 1 chiều qua các tế bào vỏ → nội bì → vào mạch gỗ. Do sự chênh lệch sức hút
nước (áp suất thẩm thấu tăng dần từ ngoài vào)
- Có 2 con đường vận chuyển nước:
+ Qua thành tế bào - gian bào hay gọi là con đường gian bào (II): từ đất → lông hút → gian bào của các
tế bào vỏ → đai caspari (không thấm nước) bị chặn lại nên chuyển đi xuyên qua tế bào chất của tế bào nội bì → mạch gỗ.
+ Con đường qua các tế bào hay con đường tế bào chất (I): từ đất → lông hút → đi xuyên qua tế bào chất
của các tế bào vỏ → nội bì → mạch gỗ.
c. Giai đoạn nước đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân: nước được đẩy từ rễ lên thân do 1 lực
đẩy gọi là áp suất rễ, thể hiện ở 2 hiện tượng: Hiện tượng ứ giọt và hiện tượng rỉ nhựa.
3. Quá trình vận chuyển nước ở thân
(Lưu ý giảm tải của BGD ở SGK gồm: Mục I - trang 10: Không mô tả sâu cấu tạo của mạch gỗ, chỉ tập
trung dạy đường đi của dịch mạch gỗ. Mục II - trang 12: Không mô tả sâu cấu tạo của mạch rây, chỉ dạy
sự dẫn truyền của dịch mạch rây, Không dùng hình 2.4b - trang 12)
3.1. Đặc điểm của con đường vận chuyên nước ở thân
- Nước và chất tan được vận chuyển từ lông hút → mạch gỗ của rễ → mạch gỗ của thân → mạch gỗ của
lá → khí khổng. Chiều dài cột nước phụ thuộc chiều dài thân cây.
3.2. Con đường vận chuyển nước ở thân
- Chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ từ rễ lên lá.
- Có thể vận chuyển theo chiều từ trên xuống ở mạch rây hoặc vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại.
3.3. Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển của cột nước. Quá trình vận chuyển nước, khoáng trong mạch gỗ theo 3 cơ chế sau:
- Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước).
- Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước, do áp suất rễ).
- Lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn).
4. Quá trình thoát hơi nước ở lá
(Lưu ý giảm tải của BGD ở SGK gồm: Mục II.1 - trang 16: Lá là cơ quan thoát hơi nước: Không trình
hày và giải thích thí nghiệm của Garô và hình 3.3 mà chỉ giới thiệu cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của
cây là lá. Bỏ mục IV - trang 19. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng:)
4.1. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước
- Tạo ra lực hút nước (động lực trên).


- Điều hoà nhiệt độ bề mặt lá (bề mặt thoát hơi nước).
- Tạo điều kiện cho CO2 từ không khí vào lá thực hiện chức năng quang hợp.
4.2. Con đường thoát hơi nước ở lá
a. Con đường qua khí khổng
- Vận tốc lớn, lượng nước thoát nhiều.
- Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
b. Con đường qua bề mặt lá - qua cutin
- Vận tốc nhỏ, lượng nước thoát ít.
- Không được điều chỉnh.
4.3. Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước
a. Các phản ứng đóng mở khí khổng (dành cho HSG)
- Phản ứng mở quang chủ động.
- Phản ứng đóng thuỷ chủ động.
b. Nguyên nhân của sự đóng, mở khí khổng:
- Ánh sáng là nguyên nhân gây ra đóng mở khí khổng.
- Khí khổng mở chủ động ngoài ánh sáng.
- Một số cây khi thiếu nước thì đóng khí khổng lại.
- Sự đóng chủ động của khí khổng khi thiếu nước là do acid abxixic (AAB) tăng lên khi thiếu nước.
* Cây xương rồng, cây mọng nước sa mạc: khí khổng đóng hoàn toàn ban ngày khi mặt trời lặn khí khổng
mở để thu nhận khí CO2 để quang hợp.
c. Cơ chế đóng mở khí khổng: mép trong của tế bào khí khổng rất dày, mép ngoài mỏng do đó:
- Khi tế bào khí khổng trương nước (hình A) → khe khí khổng mở nhanh → nước thoát.
- Khi tế bào khí khổng mất nước (hình B) → khe khí khổng đóng lại → ngưng thoát nước.
Hình: (I) - Thành dày của tế bào hình hạt đậu tạo khe khí khổng.
(II) - Mép ngoài của tế bào hình hạt đậu mỏng.
(A) - Khí khổng lúc no nước làm khe khí khổng mở.
(B) - Khí khổng lúc đói nước làm khe khí khổng đóng.


- Cơ chế ánh sáng: khi cây ra ánh sáng → lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp → thay đổi nồng độ CO2 và pH
làm cho lượng đường trong tế bào tăng → tăng áp suất thẩm thấu của tế bào → 2 tế bào
khí khổng hút nước và trương lên → khí khổng mở → nước thoát.
- Cơ chế acid abxixic (AAB): khi cây bị hạn, hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng → gây kích
thích các bơm ion hoạt động, làm cho các kênh ion mở → các ion bị hút ra khỏi tế bào khí khổng → áp
suất thẩm thấu giảm → khí khổng đóng → nước ngưng thoát.
* Quá trình thoát hơi nước ở lá được điều chỉnh rất tinh tế bằng cơ chế đóng mở khí khổng, tạo lực hút rất
lớn kéo cột nước từ rễ lên lá.
5. Ảnh hưởng của môi trường đến quá trình trao đổi nước
(Lưu ý phần này giảm tải của BGD ở SGK)
6. Cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng
(Lưu ý phần này giảm tải của BGD ở SGK)
* Tóm tắt quá trình trao đổi nước ở thực vật Các quá trình Các con đường
- Qua bề mặt các tế bào biểu bì của cây (thực vật thuỷ sinh) Hấp thu nước
- Qua bề mặt tế bào biểu bì của rễ (thực vật trên cạn)
- Qua thành tế bào và gian bào bị ngăn trở bởi vòng đai Caspari không Vận chuyển nước thấm nước
- Qua chất nguyên sinh trong tế bào (xuyên qua tế bào chất) - Qua khí khổng Thoát hơi nước
- Qua bề mặt lá - qua cutin
B. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO
Câu 1: Trong cây, nước liên kết khác nước tự do ở điểm như thế nào?
A. Không giữ được các đặc tính vật lí, hoá học, sinh học của nước.
B. Không đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.
C. Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước.
D. Giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể.
Câu 2: Quá trình hấp thụ nước từ môi trường đất vào mạch gỗ diễn ra theo trình tự nào?
A. Nước từ đất → mạch gỗ của rễ → mạch rây của thân.
B. Nước từ đất → tế bào lông hút → mạch rây của thân.
C. Nước từ đất → tế bào lông hút → mạch gỗ của rễ → mạch gỗ của thân.
D. Nước từ đất —> mạch gỗ của rễ —> tế bào lông hút → mạch gỗ của thân.
Câu 3: Cây hấp thụ nước từ môi trường đất vào lông hút theo cơ chế nào?


zalo Nhắn tin Zalo