Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Sinh học (từ Trường/Sở)

7.7 K 3.8 K lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Sinh Học
Dạng: Đề thi
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 46 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.

Đã biên soạn xong: 58 đề

  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(7668 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



TRƯỜNG THPT ĐỘI CẤN
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 (LẦN 2)
Bài thi: KHTN ; Môn thi: SINH HỌC
(Đề thi có __ trang)
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Mã đề thi: 111
Số báo danh: .......................................................................... MỤC TIÊU
Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm: phần kiến thức thuộc chương trình Sinh học 12. Phần kĩ năng
bao gồm các dạng bài tập lý thuyết, bài tập biện luận, tính toán và xử lí số liệu.
Giúp HS xác định được các phần kiến thức trọng tâm để ôn luyện kĩ càng, từ đó có sự chuẩn bị
tốt nhất cho kì thi tốt nghiệp THPT chính thức sắp tới.
Kiến thức ở dạng hệ thống, tổng hợp giúp HS xác định được một cách rõ ràng bản thân còn yếu
phần nào, từ đó có kế hoạch cải thiện, nâng cao những phần còn yếu.
Câu 1: Theo lý thuyết, bằng phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ tế bào thực vật có kiểu gen
Aa có thể tạo ra được tế bào tứ bội có kiểu gen là A. AAAA B. Aaaa C. AAaa D. aaaa
Câu 2: Hình vẽ sau mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Mất đoạn.
Câu 3: Khi nói về thể đột biến tam bội ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong tế bào sinh dưỡng, một số cặp NST chứa 3 chiếc NST
B. Cơ quan sinh dưỡng sinh trưởng mạnh, kích thước lớn hơn so với thể tứ bội.
C. Không có khả năng sinh trưởng, chống chịu các điều kiện bất lợi từ môi trường.
D. Hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.


Câu 4: Xét một Operon Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactozo nhưng enzim chuyển hóa
lactozo vẫn được tạo ra. Một học sinh đã được ra một số giải thích cho hiện tượng trên như sau:
(1). Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN polimeraza có thể bám vào và khởi động quá trình phiên mã.
(2). Do gen điều hòa (R) đột biến nên không tạo được protein ức chế.
(3). Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế.
(4). Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen.
Những giải thích đúng là A. (2), (3) và (4). B. (2) và (3). C. (2) và (4). D. (1), (2) và (3).
Câu 5: Đột biến gen là gì?
A. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit.
B. Là sự biến đổi xảy ra trong phân tử ADN liên quan đến một hoặc một số cặp NST.
C. Là sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử NST.
D. Là sự biến đổi kiểu hình thích nghi với môi trường.
Câu 6: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào? A. Thẩm thấu.
B. Hấp thụ chủ động. C. Khuếch tán.
D. Hấp thụ thụ động.
Câu 7: Một loài thực vật có bốn cặp NST được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ
nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba? I. AaaBbDdEe II. AbbDdEe III. AaBBbDdEe IV. AaBbDdEe A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8: Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí? A. Châu chấu. B. Rắn. C. Giun đất. D. Cá.
Câu 9: Ở sinh vật nhân thực bộ ba 5’ AUG 3’ chỉ mã hóa cho axit amin Methionin, điều này thể
hiện đặc điểm nào của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính thoái hóa.
B. Mã di truyền là mã bộ ba.
C. Mã di truyền có tính phổ biến.
D. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
Câu 10: Ở thực vật, bào quan thực hiện chức năng quang hợp là? A. lục lạp. B. riboxom. C. bộ máy Gongi. D. ti thể.
Câu 11: Một quần thể thực vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen B bị đột biến thành alen b.


Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và alen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến? A. AABb và AaBb. B. AABB và AABb. C. aaBb và Aabb. D. AaBb và AABb.
Câu 12: Trong vòng tuần hoàn nhỏ của hệ tuần hoàn kép, máu theo tĩnh mạch phổi trở về tim là máu A. giàu CO2. B. giàu O2.
C. nghèo dinh dưỡng. D. nghèo O2.
Câu 13: Khi nói về hệ tuần hoàn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở tất cả các loài, hệ tuần hoàn đều làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2.
B. Tim có tính tự động là do hệ dẫn truyền tim.
C. Nhịp tim của trẻ em thường thấp hơn người bình thường.
D. Ở hệ tuần hoàn của lưỡng cư, áp lực máu ở động mạch đi nuôi cơ thể thấp.
Câu 14: Nhà khoa học nào sau đây đưa ra giả thuyết cho nhân tố di truyền của bố và mẹ tồn tại
trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau? A. K. Coren. B. G.J. Menđen. C. Jacop. D. T.H. Moocgan.
Câu 15: Trong tế bào, phân tử nào sau đây được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở riboxom? A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN.
Câu 16: Tác hại của đột biến thay thế cặp nucleotit có thể được giảm bớt nhờ vào đặc tính nào của mã di truyền?
A. Tính đặc trưng. B. Tính phổ biến. C. Tính thoái hóa. D. Là mã bộ ba.
Câu 17: Trong cơ chế điều hòa hoạt động Operon Lac của vi khuẩn E.coli, giả sử gen Z nhân đôi 1
lần và phiên mã 20 lần. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen điều hòa phiên mã 20 lần.
B. Gen điều hòa nhân đôi 2 lần.
C. Gen Y phiên mã 20 lần.
D. Gen A phiên mã 10 lần.
Câu 18: Khi nói về quá trình quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Pha tối của quang hợp không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
B. Quá trình quang hợp xảy ra ở tất cả các tế bào của cây xanh.
C. Quang hợp là một quá trình phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ dưới tác dụng của ánh sáng.
D. Quá trình quang hợp ở cây luôn có pha sáng và pha tối.
Câu 19: Thể dị bội (thể lệch bội) là thể có


A. tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể đều tăng lên hoặc giảm đi.
B. số lượng NST ở một hoặc một số cặp NST tương đồng nào đó trong tất cả các tế bào sinh
dưỡng của cơ thể tăng lên hoặc giảm đi.
C. một số gen trong một số tế bào sinh dưỡng của cơ thể bị đột biến.
D. một số NST trong một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến cấu trúc.
Câu 20: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 16, một loài thực vật khác có bộ NST 2n = 18. Thể song
nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng NST là A. 18 B. 17 C. 34 D. 36
Câu 21: Hai cặp gen (A, a) và (B, b) phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử. Cách viết
kiểu gen nào sau đây đúng? A. aABb. B. AB/ab. C. AaBb. D. ABab.
Câu 22: Theo lí thuyết, phép lai cho đời con có 50% kiểu gen đồng hợp tử trội là? A. AA × AA. B. Aa × Aa. C. Aa × aa. D. Aa × AA.
Câu 23: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế di truyền phân tử được mô tả ở Hình 2?
A. Quá trình này dựa trên nguyên tắc bổ sung.
B. ARN polimeraza vừa tổng hợp mạch mới vừa tháo xoắn.
C. Có sử dụng nucleotit loại Timin tự do của môi trường.
D. Hình 2 thể hiện quá trình phiên mã.
Câu 24: Ở một loài côn trùng, gen A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 3 alen. Tiến hành 2 phép lai:
Phép lai 1: đỏ × đỏ → F1: 75% đỏ : 25% nâu


zalo Nhắn tin Zalo