MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 MÔN: GDCD – LỚP: 8 Mức độ đánh giá TN khách quan
Nội dung/ đơn vị kiến Tự luận Nhiều lựa chọn Đúng - sai thức V Biết Hiểu Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD D (2 ý - 1 (2 ý -
Phòng chống bạo lực gia đình 6 3 2 0,75đ (2,0đ 0,25đ) ) ) 1 1 Lập kế hoạch chi tiêu 4 2 2 (4 ý - (1,0đ) 1,0đ) Tổng số câu hỏi 20 2 2 Tổng số điểm 5,0 2,0 3,0 Tỉ lệ (%) 50% 20% 30%
PHÒNG GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG: ………….
Năm học : ……………… MÔN: GDCD - LỚP: 8 Đề gồm …. trang
Thời gian làm bài: 45 phút;
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (5 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “……là hành vi ngược
đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình”.
A. Bạo lực về thể chất.
B. Bạo lực về tinh thần.
C. Bạo lực về kinh tế.
D. Bạo lực về tình dục.
Câu 2. Những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành
viên gia đình là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?
A. Bạo lực về thể chất.
B. Bạo lực về tinh thần.
C. Bạo lực về kinh tế.
D. Bạo lực về tình dục.
Câu 3. Trong gia đình, ai có thể trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình? A. Chỉ phụ nữ B. Chỉ trẻ em C. Chỉ người già
D. Bất kỳ thành viên nào trong gia đình
Câu 4. Cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý các vụ bạo lực gia đình?
A. Bộ Giáo dục và Đào tạo
B. Công an và chính quyền địa phương C. Bộ Quốc phòng
D. Các câu lạc bộ thể thao
Câu 5. Mục đích chính của phòng chống bạo lực gia đình là gì?
A. Ngăn chặn hành vi bạo lực xảy ra trong gia đình.
B. Xử phạt nghiêm khắc người gây ra bạo lực.
C. Tuyên truyền để nâng cao nhận thức xã hội.
D. Hỗ trợ nạn nhân sau khi bạo lực đã xảy ra.
Câu 6. Một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình là gì?
A. Bình đẳng giới trong gia đình
B. Thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn
C. Tôn trọng lẫn nhau trong gia đình
D. Xây dựng lối sống văn minh, tiến bộ
Câu 7. Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
A. Thảo luận, chia sẻ ý kiến giữa các thành viên trong gia đình
B. Cưỡng ép thành viên trong gia đình tham gia các hoạt động xã hội
C. Cô lập, kiểm soát tài chính, không cho thành viên trong gia đình tiếp cận nguồn kinh tế chung
D. Khuyến khích các thành viên trong gia đình tham gia các hoạt động cộng đồng
Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình
A. Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân làm gia đình tan vỡ.
B. Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về phòng, chống bạo lực gia đình.
C. Mỗi thành viên trong gia đình cần yêu thương, tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau.
D. Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh xã hội.
Câu 9. Khi bị bạo lực gia đình, nạn nhân có thể tìm đến đâu để được giúp đỡ?
A. Giữ im lặng và tự chịu đựng để bảo vệ danh dự gia đình
B. Chỉ tìm đến bạn bè thân thiết mà không cần báo chính quyền
C. Liên hệ với tổ chức hỗ trợ, đường dây nóng về bạo lực gia đình hoặc cơ quan chức năng
D. Không cần tìm kiếm sự giúp đỡ vì đây là chuyện riêng của gia đình
Câu 10. Nhân vật nào dưới đây đã có hành vi bạo lực gia đình?
A. Bố mẹ K rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của K.
B. Chị X luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ.
C. Bạn T luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái.
D. Anh C ép chị P sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”.
Câu 11. Do kinh doanh thua lỗ, nên gia đình anh C lâm vào tình trạng nợ nần. Buồn chán và nghe
theo lời dụ dỗ của nhóm bạn xấu, anh C vướng vào tệ nạn lô đề, cờ bạc với hi vọng “gỡ gạc” được
chút tiền về trả nợ. Mặt khác, anh C cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần, trong bữa ăn, anh
C đã mượn rượu để đánh đập và mắng chửi vợ mình (chị M).
Nếu là người thân của chị M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Khuyên chị M nên nhín nhịn, giữ kín kẻo người ngoài chê cười.
B. Mặc kệ, không quan tâm vì việc này không liên quan đến mình.
C. Khuyên chị M hãy mạnh mẽ đánh lại anh C nếu bị anh C tấn công.
D. An ủi và khuyên chị nên thông báo sự việc với những người tin cậy.
Câu 12. Tình huống: Chị A bị chồng thường xuyên đánh đập và xúc phạm mỗi khi anh ta say rượu.
Chị không dám nói với ai vì sợ ảnh hưởng đến danh dự gia đình và lo lắng về kinh tế do chồng là người lao động chính.
Câu hỏi: Nếu là người thân hoặc hàng xóm của chị A, bạn sẽ làm gì để giúp đỡ?
A. Khuyên chị A im lặng chịu đựng để giữ gìn hạnh phúc gia đình
B. Động viên chị A tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương hoặc các tổ chức hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
C. Tránh can thiệp vì đây là chuyện riêng của gia đình chị A
D. Chỉ giúp đỡ nếu chị A yêu cầu, không nên tự ý hành động
Câu 13. Bản ghi chép thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt
động tài chính được gọi là gì?
A. Kế hoạch tài chính cá nhân.
B. Thống kê tài chính.
C. Bản kê khai tài sản. D. Thời gian biểu.
Câu 14. Yếu tố quan trọng nhất khi lập kế hoạch chi tiêu là gì?
A. Xác định thu nhập và phân bổ chi tiêu hợp lý
B. Chỉ tập trung vào việc kiếm tiền mà không quan tâm chi tiêu
C. Mua sắm theo ý thích mà không cần tính toán
D. Chỉ tiết kiệm mà không chi tiêu
Câu 15. Kế hoạch chi tiêu hợp lý cần đảm bảo điều gì?
A. Đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, có khoản dự phòng và tiết kiệm
B. Dành toàn bộ thu nhập để đầu tư sinh lời
C. Chỉ tập trung chi tiêu vào sở thích cá nhân
D. Không cần ghi chép hay theo dõi các khoản chi tiêu
Câu 16. Khi nào nên điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?
A. Khi thu nhập hoặc chi phí sinh hoạt thay đổi đáng kể
B. Khi cảm thấy nhàm chán với kế hoạch hiện tại
C. Khi muốn mua sắm nhiều hơn
D. Khi có quá nhiều tiền dư
Câu 17. Nhân vật nào dưới đây có thói quen chi tiêu không hợp lí?
A. Bạn T luôn xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.
B. Anh K chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.
C. Chị X luôn chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.
D. Trước khi đi mua sắm, bạn M thường liệt kê đồ cần mua.
Câu 18. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?
A. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu tài chính.
B. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc.
C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí.
D. Mỗi cá nhân đều cần rèn luyện để tạo hình thành thói quen chi tiêu hợp lí.
Câu 19. M là sinh viên năm nhất với khoản tiền tiêu hàng tháng là 5 triệu đồng, bao gồm tiền trọ,
ăn uống, học phí và các chi tiêu khác. Tuy nhiên, M thường xuyên tiêu vượt mức vì mua sắm theo
sở thích, dẫn đến phải vay tiền bạn bè vào cuối tháng.
Câu hỏi: Để quản lý tài chính tốt hơn, M nên làm gì?
A. Tiếp tục chi tiêu như hiện tại và vay tiền khi cần
B. Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý, ưu tiên các khoản thiết yếu và cắt giảm chi tiêu không cần thiết
C. Không quan tâm đến việc chi tiêu và để bố mẹ hỗ trợ thêm
D. Mua sắm trước rồi tìm cách kiếm thêm tiền sau
Câu 20. T có kế hoạch chi tiêu theo quy tắc 50/30/20: 50% cho chi tiêu thiết yếu, 30% cho sở thích,
20% để tiết kiệm. Một tháng nọ, T nhận được khoản thưởng 6 triệu đồng.
Câu hỏi: Theo kế hoạch chi tiêu, T nên phân bổ khoản thưởng này như thế nào?
Bộ 6 đề thi giữa kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo Cấu trúc mới
1.5 K
732 lượt tải
100.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Bộ tài liệu bao gồm: 3 tài liệu lẻ (mua theo bộ tiết kiệm đến 50%)
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 6 đề giữa kì 2 gồm 3 đề Cấu trúc mới 2025 và 3 đề năm 2024 đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn GDCD 8 Chân trời sáng tạo nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi GDCD lớp 8.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(1463 )5
4
3
2
1

Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)