Bộ đề thi cuối kì 2 Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức có đáp án

286 143 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: KTPL
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 2 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu 2 đề thi cuối kì 2 môn Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Kinh tế pháp luật lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(286 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 – MÔN KINH TẾ PHÁP LUẬT ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí A. cao nhất. B. thông dụng nhất. C. thấp nhất. D. quy tắc nhất.
Câu 2. Theo Hiến pháp 2013, lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm
A. đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
B. đất liền, trung du, đồng bằng, miền núi.
C. đất liền, hải đảo, lãnh hải và nội thủy.
D. đất liền, vùng trời, vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 3. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi nhận và bảo
vệ quyền và lợi ích của chủ thể nào sau đây?
A. Tất cả mọi người đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
B. Người nước ngoài định cư tại lãnh thổ Việt Nam.
C. Người gốc Việt định cư ở nước ngoài.
D. Người yếu thế, gặp khó khăn trong xã hội.
Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo
hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước A. pháp luật. B. giáo lý. C. xã hội. D. văn hóa.
Câu 5. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh theo

A. pháp luật. B. đạo đức. C. quy định xã hội. D. quy luật thị trường.
Câu 6. Nhà nước giữ vai trò nào trong nền kinh tế thị trường?
A. Định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế.
B. Trực tiếp đầu tư phát triển nền kinh tế.
C. Động lực chính thức để phát triển mạnh nền kinh tế.
D. Huy động toàn bộ nguồn lực kinh tế trong nhân dân.
Câu 7. Cơ quan tư pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan
A. đại biểu của nhân dân. B. hành chính nhà nước. C. xét xử, kiểm sát.
D. nhà nước địa phương.
Câu 8. Cơ quan quyền lực (cơ quan đại biểu của nhân dân) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
B. Chính phủ và Ủy ban nhân dân.
C. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân.
D. Chủ tịch nước và Chính phủ.
Câu 9. Hội đồng nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào sau đây?
A. Đại biểu của nhân dân. B. Hành chính nhà nước. C. Kiểm sát nhà nước. D. Kiểm toán nhà nước.
Câu 10. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên là


A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
D. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 11. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc được xác định là một
A. liên minh các tổ chức chính trị – xã hội.
B. tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị.
C. tổ chức xã hội đông đảo thành viên nhất.
D. cơ quan lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Câu 12. Tất cả quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc về A. Nhân dân. B. công dân.
C. liên minh công - nông - trí. D. cơ quan lãnh đạo.
Câu 13. Theo Hiến pháp 2013, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực
tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua cơ quan nào sau đây?
A. Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
B. Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân.
C. Thủ tướng Chính phủ. D. Chủ tịch Quốc hội.
Câu 14. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua
phương diện nào dưới đây?
A. Đảng giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.
B. Đảng quán triệt về đời tư của cán bộ chủ chốt, đội ngũ cán bộ, đảng viên.
C. Đảng cung cấp, trao đổi thông tin và giải trình khi có yêu cầu của Nhà nước.
D. Đảng kiến nghị lên Nhà nước để được xử lý kịp thời thông tin.
Câu 15. Tính thống nhất của quyền lực Nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ
thể duy nhất và tối cao của quyền lực là A. cộng đồng.

B. dân tộc. C. nhân dân. D. dân cư.
Câu 16. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
A. lập pháp, hành pháp, tư pháp.
B. lập pháp, tư pháp, phân lập.
C. lập pháp, hành pháp, phân lập.
D. hành pháp, tư pháp, phân lập.
Câu 17. Quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật được áp dụng trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là chức nào sau đây của Quốc hội? A. Lập pháp. B. Lập hiến. C. Giám sát. D. Điều chỉnh.
Câu 18. Theo Hiến pháp 2013, Quốc hội thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
B. Công bố Hiến pháp luật, pháp lệnh.
C. Trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước trước Quốc hội.
D. Kiểm soát hoạt động tư pháp, thực hiện quyền công tố.
Câu 19. Theo Hiến pháp 2013, Quốc hội thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
B. Công bố Hiến pháp luật, pháp lệnh.
C. Ban hành các văn bản dưới luật để tổ chức thực thi chính sách.
D. Kiểm soát hoạt động tư pháp, thực hiện quyền công tố.
Câu 20. Cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp là
A. Viện kiểm sát nhân dân. B. Tòa án nhân dân. C. Hội đồng nhân dân.


zalo Nhắn tin Zalo