MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2
MÔN: GDCD – LỚP: 7– NĂM HỌC: . . . . . . . . . . . . . . . . . Mức độ đánh giá
Nội dung/ đơn vị TN khách quan Tự luận kiến thức Nhiều lựa chọn Đúng - sai Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Phòng, chống bạo lực (2 ý - (2 ý - 1 6 3 2 học đường 0,25đ) 0,75đ) (2,0đ) 1 1 Quản lí tiền 4 3 2 (4 ý - (1,0đ) 1,0đ) Tổng số câu hỏi 20 2 2 Tổng số điểm 5,0 2,0 3,0 Tỉ lệ (%) 50% 20% 30%
PHÒNG GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG: ………….
Năm học : . . . . . . . . . . . . . . MÔN: GDCD - LỚP: 7 Đề gồm …. trang
Thời gian làm bài: 45 phút;
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (5 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Có thể chia bạo lực học đường thành những loại chính nào?
A. Bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần.
B. Bạo lực thể xác, bạo lực ngôn ngữ.
C. Bạo lực ngôn ngữ, bạo lực mạng.
D. Bạo lực thể xác, bạo lực mạng.
Câu 2. Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?
A. Bộ luật hình sự năm 2015.
B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
C. Bộ luật lao động năm 2020.
D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.
Câu 3. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây
A. Đánh đập con cái thậm tệ.
B. Phê bình học sinh trên lớp.
C. Phân biệt đổi xử giữa các con.
D. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.
Câu 4. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình; những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội
thuộc nhóm nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường? A. Chủ quan. B. Khách quan. C. Trực tiếp. D. Gián tiếp.
Câu 5. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khoẻ và các hành vi khác cố ý gây tổn
thất về thể chất của người khác được gọi là
A. bạo lực về thể chất.
B. bạo lực về tinh thần.
C. bạo lực trực tuyến.
D. bạo lực tài chính.
Câu 6. Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bạo lực học đường.
A. Xúc phạm nhân phẩm và danh dự của bạn khác. B. Đánh bạn.
C. Giúp đỡ bạn học tập. D. Cô lập bạn.
Câu 7. Cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?
A. Lưu lại những hình ảnh, bài viết trên mạng xã hội có tính chất bạo lực học đường để báo cáo với nhà trường.
B. Rủ bạn bè đi đánh lại nhằm giải quyết mâu thuẫn.
C. Viết bài/quay video trực tuyến nhằm nói xấu khi bị xúc phạm trên mạng xã hội.
D. Bỏ qua khi bị đánh để được yên ổn.
Câu 8. “K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, K đã hẹn gặp C
để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, khi gặp nhau, hai bạn đã xảy ra xô xát.”
Ai là người bị bạo lực học đường trong tình huống trên? A. K B. C C. Cả K và C. D. Không có ai.
Câu 9. Hành vi, biểu hiện nào dưới đây là phù hợp để phòng ngừa bạo lực học đường?
A. Thân thiện với bạn bè trong trường, lớp.
B. Khéo léo giải quyết các xích mích, mâu thuẫn với bạn bè.
C. Chủ động thách thức người có hành vi bạo lực.
D. Lập nhóm bạn bè để đối phó với hành vi bạo lực.
Câu 10. “Từng là một nạn nhân của việc thoá mạ trên mạng xã hội, N là học sinh lớp 7, bị bịa đặt
loan truyền trong lớp về những câu chuyện hoàn toàn sai sự thật về mình. Trong đó có chuyện bịa là
N hay nhìn bài của bạn khi kiểm tra nên mới được điểm cao, hay chuyện chê N “béo như lợn”, “xấu
tính”, và còn nhiều chuyện rất không hay về N và gia đình. Chỉ một thời gian sau, những lời nói xấu
N bị đăng tải lên Facebook. Lúc đó có rất nhiều người hùa theo chửi bới N mà chẳng cần biết
chuyện đúng hay sai sự thật. Từ đó N không sao chịu nổi và trở nên trầm cảm.”
Em nhận xét thế nào về hành vi của những bạn trong lớp đối với N?
A. Đó là những hành vi mang tính trêu đùa nhưng có hơi thái quá.
B. Đó là những hành vi mang tính bạo lực nhưng họ chỉ là những đứa trẻ chưa hiểu chuyện. Hơn
nữa, không có lửa thì sao có khói, chính bản thân N cũng đã làm những điều sai trái.
C. Đó là những hành vi bạo lực học đường, gây tổn thương nặng nề về mặt tinh thần cho N. Đó
là những hành vi đáng chê trách.
D. Đó là những hành vi bạo lực học đường, làm cho đối tượng bị bạo lực mất năng lực phản
kháng. Đó là những hành vi có thể đẩy một người đến chỗ chết.
Câu 11. Trên đường đi học về, có một nhóm bạn cùng trường quây xung quanh em để dọa nạt và có
ý định đánh em. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Liều mình, kiên quyết chống trả đến cùng.
B. Đứng nguyên cam chịu bạo lực từ các bạn.
C. Tìm xung quanh xem có vũ khí nào để chống trả.
D. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
Câu 12. “Tiền là một (1)………. quan trọng trong cuộc sống nhưng tiền không phải là (2)………. .
Hiểu đúng về tiền và biết cách sử dụng đồng tiền (3)……… sẽ giúp mỗi cá nhân làm chủ cuộc sống
và thành công trong tương lai.”
A. (1) lĩnh vực; (2) tất cả; (3) tiết kiệm.
B. (1) phương tiện; (2) tất cả; (3) để sinh lời.
C. (1) phương tiện; (2) tất cả; (3) hợp lí.
D. (1) lĩnh vực; (2) tất cả; (3) để đầu tư.
Câu 13. Quản lí tiền là:
A. Biết tiết kiệm tiền trong mọi hoàn cảnh.
B. Biết ghi chép lại chi tiêu của bản thân.
C. Biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
D. Biết dùng tiền để đầu tư sinh lời.
Câu 14. Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta
A. Được mọi người xung quanh yêu quý.
B. Chủ động chi tiêu hợp lí.
C. Trở lên giàu có.
D. Rèn luyện khả năng ghi nhớ.
Câu 15. Các nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là
A. Hạn chế mua sắm, chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.
B. Chi tiêu hợp lí, gửi tiền cho cha mẹ và tăng nguồn thu.
C. Tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
D. Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
Câu 16. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây có liên quan đến quản lí tiền
A. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
B. Miệng ăn núi lở.
C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Câu 17. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm
A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm.
B. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.
C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”.
D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp.
Câu 18. Trường hợp nào sau đây biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí?
A. Anh T dùng tất cả số tiền mình có để chơi lô đề.
B. Bạn A tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày.
C. Chị C mua váy áo thường xuyên mặc dù không cần thiết.
D. Chị N thường xuyên vay tiền của bạn để đi mua sắm.
Câu 19. P được bố mẹ cho năm trăm ngàn đồng để tiêu tết, P có rất nhiều thứ muốn mua. Theo em,
P cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền bố mẹ cho?
A. Lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.
Câu 20. Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người
trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền đặt bàn nhà hàng để tổ chức liên hoan mời dân
làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q
A. Gia đình Q làm như vậy là xứng đáng với kết quả của bạn Q.
B. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.
Bộ 6 đề thi giữa kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo Cấu trúc mới
1 K
520 lượt tải
100.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Bộ tài liệu bao gồm: 2 tài liệu lẻ (mua theo bộ tiết kiệm đến 50%)
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 6 đề thi giữa kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo Cấu trúc mới 2025 nhằm giúp giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Giáo dục công dân lớp 7.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(1039 )5
4
3
2
1

Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)