Đề cương Cuối kì 1 GDCD 8 Cánh diều (có lời giải)

80 40 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: GDCD
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cương Cuối kì 1 Giáo dục công dân 8 Cánh diều gồm kiến thức cần ôn tập, câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn & đúng sai và câu hỏi tự luận cùng đề thi có lời giải chi tiết mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi GDCD 8.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(80 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 1 - BỘ SÁCH CD
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP: 8
NĂM HỌC: . . . . . . . . . . . . .
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP:
Bài 4: Bảo vệ lễ phải
- Khái niệm về lễ phải và hành vi lễ phép.
- Ý nghĩa của việc bảo vệ lễ phải trong cuộc sống.
- Các hành vi thể hiện lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô và người lớn tuổi.
- Ví dụ về những hành vi không lễ phép và hậu quả của chúng.
Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Khái niệm về môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Hậu quả của việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bừa bãi.
Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
- Khái niệm bạo lực gia đình.
- Các hình thức bạo lực gia đình thường gặp.
- Biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. “Những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội” - đó là nội
dung của khái niệm nào sau đây? A. Lẽ phải. B. Luân lí. C. Lí tưởng. D. Đạo đức.
Câu 2: Nhân vật nào dưới đây đã biết bảo vệ lẽ phải?
A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình, anh H cũng làm cho bằng được.
B. Anh S cùng các bạn thu thập chứng cứ và tố cáo một việc làm sai trái.
C. Chị M kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình dù ý kiến đó đúng hay sai.
D. Bạn B chê bai người khác nhưng che dấu khuyết điểm của bản thân.
Câu 3: Nhân vật nào dưới đây chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Anh P gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ông X.
B. Bạn K dũng cảm nhận khuyết điểm khi phạm phải lỗi lầm.
C. Thấy anh M làm sai, anh H góp ý và khuyên anh M sửa đổi.
D. Bạn T ngó lơ khi thấy bạn C mở tài liệu trong giờ kiểm tra
Câu 4: Để hướng tới những điều tốt đẹp thì mọi người cần?
A. Bao dung cho những điều sai trái
B. Chung tay bảo vệ lẽ phải
C. Làm những gì có lợi cho bản thân
D. Thờ ơ với những việc làm sai trái.
Câu 5: Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Không chấp nhận và làm những việc sai trái.
B. Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực.
C. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.
D. Phê phán những thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.
Câu 6: Sắp tới giờ kiểm tra môn Vật lí, bạn V rất lo lắng vì V hôm qua mải xem ti vi nên
không ôn lại bài. V thổ lộ với M (bạn cùng bàn) về việc sẽ quay cóp, mở tài liệu. Nếu là M,
em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không quan tâm vì việc đó không liên quan tới mình.
B. Ngay lập tức hưởng ứng và làm theo hành động của V.
C. Khuyên V nên tự lực làm bài kiểm tra, không nên quay cóp.
D. Đợi lúc bạn V mở tài liệu sẽ đứng lên tố cáo với giáo viên.
Câu 7: Bà X mở một cửa hàng kinh doanh thực phẩm. Để thu được nhiều lợi nhuận, bà X
đã lén lút nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ về bán. Hôm nào bán không hết,
hàng tồn kho nhiều, bà X còn tẩm ướp các chất độc hại để bảo quản thực phẩm được lâu
hơn. Nếu vô tình phát hiện hành vi của bà X, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không liên quan đến mình.
B. Không mua hàng nhưng cũng không tố cáo hành vi của bà X.
C. Mặc kệ người ngoài, chỉ cảnh báo người thân không mua hàng.
D. Bí mật thu thập chứng cứ và báo cáo với lực lượng chức năng.
Câu 8: Để trở thành mọt người nghiêm minh và biết tôn trọng lẽ phải em phải rèn luyện những gì?
A. Học hỏi từ những điều được bề trên dạy dỗ
B. Học tập và rèn luyện thói quen đúng đắn
C. Dám đứng lên bảo vệ những điều đúng đắn xung quanh mình
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 9: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……. là các
yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh
hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người”. A. Môi trường. B. Tài nguyên thiên nhiên. C. Biến đổi khí hậu. D. Thời tiết.
Câu 10. Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Xả thải chất độc hại trực tiếp vào nguồn nước.
B. Khai thác trái phép các khoáng sản, cát, sỏi,…
C. Hạn chế dùng các nguồn năng lượng hóa thạch.
D. Săn bắt, buôn bán các loài động vật quý hiếm.
Câu 11. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Để bảo vệ cây trồng thì phải phun nhiều thuốc trừ sâu hóa học.
B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của nhà nước.
C. Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường bị ô nhiễm.
D. Bảo vệ môi trường, tài nguyên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia.
Câu 12. Hành vi nào dưới đây đã vi phạm với quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
A. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng.
B. Khai thác rừng trồng theo quy hoạch của nhà nước.
C. Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các loại khoáng sản.
D. Tố cáo hành vi khai thác khoáng sản trái phép.
Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên?
A. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.
B. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
C. Sử dụng túi vải, giấy,… để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông.
D. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo.
Câu 14. Thấy mọi người trong xóm lén vào trong núi đào vàng, P hẹn với K sáng hôm sau
cùng tham gia. Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Khuyên P không tham gia và báo cáo sự việc với lực lượng công an.
C. Từ chối không tham gia nhưng cũng không can ngăn hành động của P.
D. Lập tức đồng ý và rủ thêm nhiều người khác cùng tham gia cho vui.
Câu 15. Để góp phần bảo vệ môi trường, em có thể thực hiện hành động nào sau đây?
A. Xả thật nhiều nước để tắm, giặt cho thỏa thích.
B. Không tắt đèn và các thiết bị điện khi ra khỏi nhà.
C. Sử dụng các loại túi vải, giấy,… thay cho túi ni-lông.


zalo Nhắn tin Zalo