Chủ đề 1. Vật lí nhiệt
A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
Bài 1. Sự chuyển thể của chất
I. Sơ lược cấu trúc của chất rắn, chất lỏng, chất khí
1. Mô hình động học phân tử
Mô hình này được xây dựng dựa trên các giả thuyết sau:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt (phân tử, nguyên tử, ion), sau đây gọi chung là các phân tử.
- Các phân tử chuyển động không ngừng. Chuyển động của các phân tử được gọi là chuyển động nhiệt.
- Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật do chúng tạo nên càng cao.
- Giữa các phân tử có lực tương tác, bao gồm lực hút và lực đẩy. Độ lớn của những lực này
phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử. Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ đến
một mức nào đấy thì lực đẩy mạnh hơn lực hút. Khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì
lực hút mạnh hơn lực đẩy. Khi khoảng cách giữa các phân tử lớn hơn rất nhiều so với kích
thước phân tử thì lực tương tác giữa chúng coi như không đáng kể.
2. Sơ lược cấu trúc của chất rắn
Lực tương tác giữa các phân tử chất rắn rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân
bằng và mỗi phân tử chỉ có thể dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định này. Do đó,
các chất ở thể rắn có thể tích và hình dạng xác định. Chất rắn được phân thành hai loại: chất
rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
- Chất rắn kết tinh (hay chất rắn tinh thể) có cấu trúc tinh thể. Đó là cấu trúc tạo bởi các hạt
(nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau và sắp xếp theo một trật tự hình học xác
định, tuần hoàn trong không gian, gọi là mạng tinh thể. Muối ăn, kim cương, hầu hết kim
loại, ... là những chất rắn kết tinh.
- Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể. Thuỷ tinh, nhựa đường, cao su, ... là
những chất rắn vô định hình.
3. Sơ lược cấu trúc của chất lỏng
Trong chất lỏng (Hình 1.2b), các phân tử ở xa nhau hơn so với các phân tử trong chất rắn.
Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng nhỏ hơn trong chất rắn nên không giữ được các
phân tử ở các vị trí xác định nhưng vẫn đủ để giữ các phân tử không chuyển động phân tán
ra xa nhau. Các phân tử chất lỏng linh động hơn các phân tử chất rắn do chúng dao động
xung quanh các vị trí cân bằng và các vị trí cân bằng này lại có thể dịch chuyển. Vì thế, một
lượng chất lỏng có thể tích xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó.
4. Sơ lược cấu trúc của chất khí
Trong chất khí (Hình 1.2c), các phân tử ở xa nhau hơn so với các phân tử trong chất lỏng.
Khoảng cách giữa các phân tử rất lớn so với kích thước của chúng nên lực tương tác giữa
các phân tử hầu như không đáng kể (trừ khi va chạm nhau).
Các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn, không ngừng về mọi phía, chiếm toàn bộ không
gian của bình chứa. Vì vậy, một lượng khí không có thể tích và hình dạng riêng mà có thể
tích và hình dạng của bình chứa.
II. Sự chuyển thể
1. Sự chuyển thể của chất
Khi các điều kiện như nhiệt độ và áp suất thay đổi, một chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất được gọi là sự nóng chảy. Quá trình
chuyển ngược lại, từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là sự đông đặc.
Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) của các chất được gọi là sự hoá hơi (bao
gồm bay hơi và sôi). Quá trình chuyển ngược lại, từ thể khí (hơi) sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ.
2. Giải thích sự nóng chảy
Khi nung nóng một vật rắn kết tinh, các phân tử của vật rắn nhận được nhiệt lượng, dao
động của các phân tử mạnh lên, biên độ dao động tăng, khoảng cách trung bình giữa các phân tử tăng.
Nhiệt độ của vật rắn tăng đến một giá trị nào đó thì một số phân tử thắng được lực tương tác
với các phân tử xung quanh và thoát khỏi liên kết với chúng, đó là sự khởi đầu của quá trình
nóng chảy. Từ lúc này, vật rắn nhận nhiệt lượng để tiếp tục phá vỡ các liên kết tinh thể. Khi
trật tự của tinh thể bị phá vỡ hoàn toàn thì quá trình nóng chảy kết thúc, vật rắn chuyển thành khối lỏng.
Nếu vẫn tiếp tục nung nóng thì các phân tử nhận nhiệt lượng để tăng năng lượng chuyển
động của mình và nhiệt độ của khối chất lỏng tăng lên.
Phần năng lượng nhận thêm để phá vỡ liên kết giữa các phân tử mà không làm tăng nhiệt
độ của chất trong quá trình chuyển thể thường được gọi là ẩn nhiệt. Từ “ẩn” thể hiện ý nghĩa
năng lượng cung cấp cho chất có vẻ bị biến mất vì nhiệt độ của chất không tăng khi chuyển
thể. Năng lượng này trong quá trình nóng chảy được gọi là ẩn nhiệt nóng chảy.
3. Giải thích sự hoá hơi
Khi các phân tử chất lỏng nhận được năng lượng, chúng sẽ chuyển động nhanh hơn làm
nhiệt độ chất lỏng tăng dần. Một số phân tử chất lỏng ở gần bề mặt khối chất lỏng chuyển
động hướng ra ngoài (Hình 1.6). Một số trong những phân tử này có động năng đủ lớn,
thăng được lực tương tác giữa các phân tử thì có thể thoát ra ngoài khối chất lỏng. Ta nói
chất lỏng bay hơi. Như vậy, có thể nói sự bay hơi là sự hoá hơi xảy ra ở mặt thoáng của khối chất lỏng.
Đề cương ôn tập Cuối kì 1 Vật lí 12 Cánh diều
14
7 lượt tải
80.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cương Cuối kì 1 Vật lí 12 Cánh diều gồm 2 file riêng cho Giáo viên và Học sinh mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Vật lí 12.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(14 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)