Đề cương ôn tập Cuối kì 2 Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo (form mới)

7 4 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: GDCD
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ Đề cương ôn tập Giáo dục công dân 9 Cuối kì 2 theo cấu trúc mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi GDCD 9.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(7 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 BỘ CTST MÔN: GDCD – LỚP: 9
NĂM HỌC: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP:
Bài 8: Tiêu dùng thông minh
- Khái niệm: Mua sắm, sử dụng hàng hóa phù hợp nhu cầu, thu nhập, đảm bảo sức khỏe và bảo vệ môi trường.
- Biểu hiện: Mua hàng rõ nguồn gốc, đúng nhu cầu, không lãng phí, biết so sánh giá và chất lượng.
- Ý nghĩa: Giúp tiết kiệm, bảo vệ sức khỏe, môi trường và góp phần phát triển kinh tế.
Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
- Vi phạm pháp luật: Hành vi trái luật, gây hại cho xã hội.
- Các loại vi phạm: Hình sự, hành chính, dân sự, kỷ luật.
- Trách nhiệm pháp lí: Nghĩa vụ phải chịu hậu quả khi vi phạm pháp luật.
Ý nghĩa: Răn đe, giáo dục, bảo vệ trật tự xã hội.
Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
- Quyền kinh doanh: Được tự chọn ngành nghề kinh doanh hợp pháp.
- Nghĩa vụ đóng thuế: Trách nhiệm của công dân với Nhà nước.
- Ý nghĩa: Thúc đẩy kinh tế, thể hiện trách nhiệm xã hội.
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1 :
Điền vào chỗ chấm: “Cuộc sống ngày càng hiện đại thì càng đòi hỏi con người phải . . hơn trong các tiêu dùng.” A. nhạy bén B. thông minh C. lanh lợi D. chớp nhoáng
Câu 2 : Biểu hiện của tiêu dùng thông minh là gì?
A. Thấy thích thì mua.
B. Luôn chi tiêu có kế hoạch.
C. Ưu tiên cho nhu cầu của gia đình.
D. Ưu tiên cho nhu cầu cá nhân.
Câu 3 : Có bao nhiêu cách để tiêu dùng thông minh? A. Hai cách B. Ba cách C. Bốn cách D. Năm cách
Câu 4 : Ý nào dưới đây là cách sử dụng sản phẩm an toàn?
A. Sử dụng theo lời khuyên của những bài viết trên mạng xã hội.
B. Làm theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm.
C. Sử dụng theo kinh nghiệm của bản thân.
D. Hàng đã quá hạn sử dụng nhưng không có biểu hiện hư hỏng vẫn dùng được.
Câu 5 : Tại sao phải xác định nhu cầu chính đáng?
A. Mua được đồ dùng cần thiết phù hợp nhu cầu.B. Bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
C. Sử dụng đúng cách sản phẩm.
D. Chọn lọc thông tin chính xác.
Câu 6 : Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tiêu dùng thông minh?
A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.
B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.
C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.
Câu 7 : Chị H thường mua các đồ ăn uống có xuất xứ hữu cơ được để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà.
Theo em, việc làm của chị H mang lại các lợi ích gì?
A. Tạo ra được sự tăng trưởng trong kinh tế.
B. Tạo ra được thói quen tiêu dùng lành mạnh, giữ gìn được sức khỏe của cả nhà.
C. Thói quen của chị H giúp tiết kiệm tiền cho gia đình.
D. Theo xu hướng của mạng xã hội, không bị lỗi thời.
Câu 8 : Ông bà ở quê lên chơi mang cho rất nhiều rau, trứng, cá. Vận dụng cách tiêu dùng thông minh,
em làm gì để sử dụng các sản phẩm này để đảm bảo an toàn, hiệu quả?
A. Đem ra chợ bán để có tiền mua đồ ăn khác.
B. Nấu ăn hết trong một lần để không lãng phí đồ ăn.
C. Rủ bạn đến ăn cho hết thực phẩm, còn đâu đem đi đồ.
D. Lên kế hoạch sử dụng các đồ ăn trong khoảng thời gian ngắn để tránh lãng phí.
Câu 9: tội phạm” là người có hành vi vi phạm
A. pháp luật dân sự
B. pháp luật hành chính.
C. pháp luật hình sự D. kỉ luật.
Câu 10: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy
định của pháp luật có độ tuổi là
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Từ 18 tuổi trở lên.C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 11: Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật A. hình sự B. hành chính C. dân sự D. kỉ luật
Câu 12: Hành vi nào sau đây là vi phạm hình sự?
A. Sản xuất buôn bán hàng giả có giá trị tương đương hàng thật 32 triệu đồng.
B. Bên mua không trả tiền đúng phương thức như thỏa thuận.
C. Công chức nhà nước thường đi làm trễ giờ.
D. Vi phạm quy định về an toàn giao thông.
Câu 13: Trường hợp nào dưới đây không phải là vi phạm pháp luật?
A. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.
B. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm.
C. Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.
D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.
Câu 14: Anh T điều khiển xe mô tô đi vào đường ngược chiều và đâm vào bà H đang đi xe đạp theo
chiều ngược lại làm bà H ngã, xe đạp bị hỏng. Anh T sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào về việc làm của mình?
A. Trách nhiệm hình sự
B. Trách nhiệm dân sự
B. Không phải chịu trách nhiệm
D. Trách nhiệm hành chính
Câu 15: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?
A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ.
B. Sản xuất hàng gia dụng.
C. Mở dịch vụ vận tải
D. Bán đồ ăn nhanh.
Câu 16: Hoạt động nào dưới đây không thuộc lĩnh vực kinh doanh? A. Sản xuất B. Dịch vụ.
C. Trao đổi hàng hoá D. Từ thiện.
Câu 17: Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm A. làm từ thiện B. giải trí.
C. sở hữu tài sản D. thu lợi nhuận.
Câu 18: Các hành vi nào dưới đây cho là kinh doanh hợp pháp ?
A. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ B. Trốn thuế , kinh doanh bất hợp pháp
C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh
D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu
Câu 19: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
A. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.
B. Buôn bán hàng giả, trồn thuế để tăng lợi nhuận.
C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.
D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Câu 20: Cửa hàng D bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp
thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng D đã mua số thuốc giả đó về bán
cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa
hàng D bị phạt bao nhiêu năm? A. Từ 1 – 5 năm. B. Từ 2 – 3 năm. C. Từ 2 – 4 năm. D. Từ 2 – 7 năm.
Câu 21 : Đâu là khái niệm của tiêu dùng thông minh?
A. Là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả.
B. Là thói quen tiêu dùng của một bộ phận người dân.
C. Là thói quen tiêu dùng của số ít người dân trên toàn quốc.
D. Là các cách thức mà người tiêu dùng chọn lựa các đồ dùng cho bản thân.
Câu 22 : Sử dụng sản phẩm an toàn có nghĩa là gì?
A. Sử dụng tiền để mua sản phẩm đắt tiền.
B. Sử dụng kế hoạch chi tiêu và mua đồ dùng thiết yếu.
C. Sử dụng đúng cách, đảm bảo chất lượng, an toàn sức khỏe.
D. Sử dụng đồ ngoại quốc có chất lượng cao.
Câu 23 : Lợi ích của tiêu dùng thông minh là gì?
A. Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc.
B. Tốn ít tiền mà vẫn mua được nhiều thứ.
C. Làm cho của cải không ngừng tăng lên.
D. Luôn luôn tiết kiệm được tiền.
Câu 24 :Tiêu dùng thông minh không có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
B. Xóa hoàn toàn bỏ các thói quen, tập quán tiêu dùng truyền thống của dân tộc.
C. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
D. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Câu 25 : Vì sao văn hóa tiêu dùng của Việt Nam lại có tính di động?
A. Vì người Việt chịu ảnh hưởng nhiều từ các nền văn hóa.
B. Vì văn hóa tiêu dùng của người Việt được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hóa song đều hướng
theo trào lưu những giá trị mới.
C. Vì người đặc trưng văn hóa của người Việt Nam là yếu tố dịch chuyển, thay đổi.
D. Vì người Việt thường có các thay đổi nhanh chóng trước các trào lưu mới. 2.2 PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1.
Em hãy nêu khái niệm và quyền của quyền tự do kinh doanh.
….……………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 2. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
Tình huống: Nhà bà A ở mặt phố, bà muốn mở một đại lí dược phẩm. Bà đã đến sở Kế hoạch và Đầu tư
để đăng kí kinh doanh. Hồ sơ đăng kí kinh doanh của bà A đã bị từ chối với lí do bà không có văn bằng,
chứng chỉ chuyên môn về dược. bà A cho rằng việc sở Kế hoạch và Đầu tư không cấp giấy phép kinh
doanh cho bà A là vi phạm quyền tự do kinh doanh của công dân. Bà B – bạn của bà A đã khuyên bà A đi
thuê bằng dược sĩ để có đủ điều kiện được phép kinh doanh.
- Theo em, nhận định của bà A có đúng không? Tại sao?
- Em có đồng ý với bà B hay không? Tại sao?
….……………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………


zalo Nhắn tin Zalo