Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

7 4 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Vật Lý
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cương Giữa kì 2 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo gồm 2 file riêng cho Giáo viên và Học sinh mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Vật lí 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(7 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Chương 3. Từ trường
A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
Bài 9. Khái niệm từ trường 1. Từ trường
Khái niệm từ trường
Từ trường là trường lực gây ra bởi dòng điện hoặc nam châm, là một dạng của vật chất tồn
tại xung quanh dòng điện hoặc nam châm mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ
tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong đó. Từ phổ 2. Cảm ứng từ
Khái niệm cảm ứng từ 
Cảm ứng từ tại B một điểm gây ra bởi một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn
là một vectơ nằm trong mặt phẳng (α) vuông góc với dòng điện, có phương tiếp tuyến với
đường tròn đi qua điểm đó. Trong đó, tâm đường tròn là giao điểm của dòng điện và mặt
phẳng (α), có chiều từ cực Nam sang cực Bắc của kim nam châm tại mỗi điểm đang xét. Đường sức từ
Đường sức từ là những đường mô tả từ trường, sao cho tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên
đường sức từ đều có phương, chiều trùng với phương, chiều của vectơ cảm ứng từ tại điểm đó.
Tính chất của đường sức từ như sau:
- Tại mỗi điểm trong từ trường, có một và chỉ một đường sức từ đi qua điểm đó.
- Các đường sức từ là những đường cong kín. Đối với nam châm, các đường sức từ đi ra từ
cực Bắc và đi vào cực Nam.
- Nơi nào từ trường mạnh hơn thì các đường sức từ ở đó mau (dày) hơn, nơi nào từ trường
yếu hơn thì các đường sức từ ở đó thưa hơn.
Từ trường đều là từ trường có vectơ cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau. Từ trường
đều có các đường sức từ song song, cách đều nhau.
Đường sức từ của một số dây dẫn đặc biệt Dòng điện thẳng
Mô hình hoá hình ảnh từ phổ ở Hình 9.6, ta thu được đường sức từ của dòng điện thẳng là
những đường tròn đồng tâm với tâm là giao điểm của đoạn dây dẫn và tấm nhựa.
Quy tắc nắm tay phải: Đặt bàn tay phải sao cho ngón cái hướng theo chiều dòng điện,
khum các ngón tay còn lại xung quanh đoạn dây dẫn, khi đó chiều từ cổ tay đến các ngón
tay chỉ chiều của đường sức từ (Hình 9.7). Dòng điện tròn
Mô hình hoá hình ảnh từ phổ ở Hình 9.8, ta thu được đường sức từ tại những điểm nằm
trên trục vòng dây của dòng điện tròn là đường thẳng.
Quy tắc nắm tay phải: Khum bàn tay phải sao cho các ngón tay hướng theo chiều dòng
điện trong vòng dây, khi đó ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trên trục vòng dây (Hình 9.9).
Dòng điện trong ống dây
Mô hình hoá hình ảnh từ phổ ở Hình 9.10, ta thu được đường sức từ tại những điểm nằm
trên đường đi qua trục của ống dây là đường thẳng.
Quy tắc nắm tay phải: Khum bàn tay phải sao cho các ngón tay theo chiều dòng điện chạy
qua ống dây, khi đó ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ bên trong ống dây (Hình 9.11).


zalo Nhắn tin Zalo