Đề ôn thi Tốt nghiệp Công nghệ (Định hướng Nông nghiệp) - Đề 5

30 15 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Công Nghệ
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ 10 đề ôn thi Tốt nghiệp Công nghệ (Định hướng Nông nghiệp) gồm 10 đề thi trắc nghiệm có đúng sai, trả lời ngắn giúp giáo viên, học sinh có thêm tài liệu tham khảo.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(30 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Sở GD và ĐT ....
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP Trường: THPT .....
MÔN: CÔNG NGHỆ - NÔNG NGHIỆP
Thời gian làm bài: 50 phút
(không kể thời gian giao đề) Đề số 5
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24.
Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án
Câu 1. Phát biểu nào sau đây về vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống là đúng?
A. Cung cấp không gian sống cho gia súc.
B. Cung cấp gỗ cho một số ngành công nghiệp chế biến, xây dựng cơ bản, tiêu dùng xã hội.
C. Tăng sản lượng lương thực.
D. Giảm lượng mưa trung bình hằng năm cho vùng miền núi.
Câu 2. Hoạt động nào dưới đây không thuộc các hoạt động cơ bản của lâm nghiệp? A. Bảo vệ rừng. B. Quản lí rừng.
C. Chế biến và thương mại lâm sản.
D. Đốt rừng làm nương rẫy.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không thuộc các giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên rừng?
A. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
B. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lí và bảo vệ rừng.
C. Kiểm soát suy thoái động, thực vật rừng,
D. Phát triển du lịch sinh thái trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
Câu 4. Phát biểu nào dưới đây về sinh trưởng của cây rừng là đúng?
A. Sinh trưởng của cây rừng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây.
B. Sinh trưởng của cây rừng là luôn có sự xuất hiện một số cây mới.
C. Sinh trưởng của cây rừng là sự biến đổi về chất lượng của cây rừng như khả năng ra hoa, kết quả.
D. Sinh trưởng của cây rừng là sự phát sinh các cơ quan, bộ phận, thành phần cấu trúc mới của cây.
Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của chăm sóc rừng?
A. Tạo điều kiện thuận lợi cho rừng non sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Tăng tỉ lệ sống của cây con.
C. Nâng cao giá trị kinh tế cho hoạt động trồng rừng.
D. Giảm lũ lụt, hạn hán.
Câu 6. Ưu điểm của biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng là
A. đảm bảo cân bằng sinh thái, thân thiện với môi trường.
B. tiết kiệm thời gian và công sức vì có hiệu quả diệt sâu, bệnh nhanh.
C. tiêu diệt được tất cả các loại vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng.
D. hiệu quả diệt trừ sâu, bệnh cao.
Câu 7. Ánh sáng tác động đến cây trồng thông qua các yếu tố nào sau đây
A. Cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu sáng.
B. Chất lượng ánh sáng, thời gian chiếu sáng.
C. Cường độ chiếu sáng, chất lượng ánh sáng và thời gian chiếu sáng.
D. Cường độ chiếu sáng, chất lượng ánh sáng.
Câu 8. Tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta từ năm 1990 đến năm 2022
A. giảm liên tục.
B. tăng liên tục. C. không thay đổi.
D. giảm 5% trong cả giai đoạn.
Câu 9. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường trong trồng trọt?
A. Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất trong xử lí đất.
B. Sử dụng phân bắc, phân chuồng tươi không qua xử lí.
C. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao và không rõ nguồn gốc.
D. Sử dụng phân hoá học đúng cách và đúng liều lượng quy định.
Câu 10. Loại thuỷ sản nào sau đây sống trong môi trường nước ngọt? A. Cá chép. B. Cá song. C. Cá giò. D. Cá cam.
Câu 11. Vật nuôi nào sau đây có nguồn gốc bản địa? A. Bò BBB. B. Lợn Yorkshire. C. Lợn Ỉ. D. Gà ISA Brown.
Câu 12. Hàm lượng oxygen hoà tan tối ưu cho các đối tượng nuôi thuỷ sản là A. ≤ 3 mg/L. B. ≥ 5 mg/L. C. ≤ 2 mg/L. D. ≤ 1 mg/L.
Câu 13. Mật độ thực vật phù du, động vật phù du trong ao nuôi thuỷ sản thường
được đánh giá gián tiếp thông qua
A. độ trong và màu nước ao nuôi. B. độ pH. C. độ mặn.
D. hàm lượng oxygen hoà tan.
Câu 14. Trong nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, sàng cho ăn được sử dụng để làm gì?
A. Quản lí lượng phân thải.
B. Quản lí tỉ lệ sống của tôm.
C. Quản lí lượng thức ăn sử dụng.
D. Quản lí độ pH của nước.
Câu 15. Đâu là một trong những nhóm vi khuẩn quang hoá tự dưỡng, có tác xử lí
môi trường nuôi thuỷ sản? A. Nấm men. B. Bacillus. C. Vibrio. D. Nitrosomonas.
Câu 16. Quá trình chuẩn bị ao ương cá bột lên cá hương có các bước chính sau đây:
(1) Làm cạn, tẩy dọn ao. (2) Phơi ao.
(3) Cấp nước vào ao qua túi lọc.
(4) Bón phân gây màu nước.
Thứ tự các bước như sau: A. (2), (1), (3), (4). B. (4), (3), (1), (2). C. (1), (2), (3), (4). D. (3), (2), (4), (1).
Câu 17. Ưu điểm khi nuôi con giống rô phi đơn tính đực là?
A. Ăn ít thức ăn hơn.
B. Lớn nhanh, kích cỡ đồng đều.
C. Không nhiễm bệnh. D. Dễ thu bắt hơn.
Câu 18. Trong các loài tôm sau đây, loài tôm nào có sức sinh sản lớn nhất? A. Tôm sông.
B. Tôm thẻ chân trắng. C. Tôm càng xanh, D. Tôm sú.
Câu 19. Trong các loại thức ăn hỗn hợp cho thuỷ sản, thành phần dinh dưỡng nào
sau đây chiếm tỉ lệ cao nhất? A. Lipid. B. Khoáng. C. Vitamin. D. Protein.
Câu 20. Để xử lí các phụ phẩm khó tiêu hoá thành nguyên liệu thức ăn thuỷ sản,
người ta ứng dụng phương pháp nào?


zalo Nhắn tin Zalo