MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 – NĂM HỌC: 2024 – 2025 ĐỀ 2 - KNTT Nội dung học tập Mức độ đánh giá Tổng số câu hỏi Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Sống có lí tưởng 2 1/2 1 1/2 1 4 trắc nghiệm 1 Tự luận Khoan dung 2 1 3 trắc nghiệm
Tích cực tham gia các hoạt 4 1 1 6 trắc nghiệm động cộng đồng Khách quan và công bằng 2 1 1 1 4 trắc nghiệm 1 Tự luận Bảo vệ hoà bình 2 1 1 4 trắc nghiệm
Quản lí thời gian hiệu quả 2 1 3 trắc nghiệm Tổng số câu hỏi 14 1/2 6 1/2 4 1 24 trắc nghiệm 2 tự luận Tỉ lệ điểm 3,5 0,5 1,5 1,5 1,0 2,0 10,0 Tỉ lệ % 40% 30% 30% 100% SỞ GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TRƯỜNG: …………. Năm học : 2024-2025 MÔN: GDCD - LỚP: 9 Đề gồm ….. trang
Thời gian làm bài: 45 phút;
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của lí tưởng sống?
A. Học tập tùy hứng, gặp khó khăn dễ nản chí.
B. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
C. Cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động.
D. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.
Câu 2. Một trong những ý nghĩa của việc sống có lí tưởng là
A. góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.
B. thu được nhiều lợi ích vật chất cho bản thân và gia đình.
C. tạo lập được một không gian sống gọn gàng, đơn giản hơn.
D. tăng thu nhập; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu 3. Một trong những lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam là
A. luôn tự tin vào năng lực của bản thân; hạ thấp vai trò và giá trị của người khác.
B. sống khép kín, hướng nội, hạn chế tham gia vào các hoạt động cộng đồng.
C. nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành người có năng lực và bản lĩnh.
D. luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.
Câu 4. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi
Tình huống: Tình huống: Trong một buổi sinh hoạt lớp, cô giáo yêu cầu học sinh chia sẻ về lý
tưởng sống của bản thân. Bạn D chia sẻ: “Em muốn trở thành một nhà khoa học để phát triển công
nghệ giúp cải thiện cuộc sống của mọi người. Tuy nhiên, em thấy nhiều bạn chỉ muốn kiếm tiền thật
nhanh mà không quan tâm đến ý nghĩa công việc.”
Khi nghe D nói, bạn E đã phản ứng: “Thực tế thì kiếm tiền mới là điều quan trọng nhất, còn lý
tưởng sống chỉ là những điều mơ mộng.”
Câu hỏi: Nếu là bạn F, em sẽ làm gì để giúp E hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của lý tưởng sống?
A. Đồng ý với E vì kiếm tiền cũng rất quan trọng.
B. Nói với D rằng lý tưởng của em không thực tế và không cần thiết.
C. Giải thích cho E đồng thời khuyến khích E tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa.
D. Không quan tâm và giữ im lặng vì không muốn gây rắc rối.
Câu 5. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn
trọng nhau là biện pháp rèn luyện để trở thành người: A. Có lòng khoan dung. B. Có lòng yêu tổ quốc.
C. Có lòng hiếu thảo với bố mẹ. D. Có lòng biết ơn.
Câu 6. Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là A. ích kỉ. B. khoan dung. C. hẹp hòi. D. yếu đuối.
Câu 7. Trường hợp nào sau đây là sống hẹp hòi, ích kỉ?
A. K không hay tham gia hoạt động ngoại khóa vì phải ở nhà chăm ông ốm.
B. L xa lánh, không tiếp xúc với K vì K học kém hơn mình.
C. H thường đưa T về nhà sau giờ học tối vì nhà T khá xa.
D. Q thường thẳng thắn chỉ ra lỗi cho L để L có thể nhìn nhận và sửa chữa.
Câu 8. Ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng đối với cộng đồng là gì?
A. Rèn luyện các phẩm chất như chăm chỉ, có trách nhiệm.
B. Nâng cao được giá trị của bản thân.
C. Xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.
D. Hình thành và phát triển các năng lực như giao tiếp, hợp tác, tự chủ, giải quyết vấn đề.
Câu 9. Những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể, tổ chức…với mục tiêu mang lại lợi
ích chung cho cộng đồng được gọi là
A. hoạt động cộng đồng. B. hoạt động cá nhân.
C. hoạt động đoàn thể. D. hoạt động phi lợi nhuận.
Câu 10. Mục đích của hoạt động cộng đồng là gì?
A. Mở rộng tầm hiểu biết cho con người.
B. Rèn luyện kĩ năng sống.
C. Mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.
D. Phát huy truyền thống văn hóa.
Câu 11. Hoạt động cộng đồng nào tập trung vào việc tương thân, tương ái? A. Hoạt động văn hóa.
B. Hoạt động phát triển kinh tế.
C. Hoạt động bảo vệ môi trường.
D. Hoạt động quyên góp tiền để hỗ trợ trẻ em vùng cao.
Câu 12. Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia là gì?
A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.
B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác.
C. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia.
D. Hoạt động nào có ích cho bản thân thì tham gia.
Câu 13. Nhà trường H đã vận động các em học sinh cùng quyên góp quần áo, sách vở cũ để ủng hộ
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao. Em suy nghĩ gì về việc làm của trường H?
A. Đồng tình, vì đây là việc làm thiết thực, trách nhiệm khi tham gia hoạt động cộng đồng.
B. Không đồng tình, vì đây là việc làm tốn thời gian và công sức.
C. Đồng ý, vì sau hoạt động này sẽ mang lại tiếng vang cho nhà trường.
D. Không đồng tình, vì học sinh chưa kiếm ra tiền để ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn.
Câu 14. Biểu hiện của sống khách quan, công bằng là gì?
A. Dùng mọi cách để bào chữa cho sự sai lầm của mình.
B. Không phân biệt giới tính, màu da.
C. Chấp nhận những điều sai trái.
D. Chống đối những người làm ảnh hưởng tới người thân.
Câu 15. Thiếu khách quan khi nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng sẽ
A. dẫn tới những sai lầm, thiếu sót trong các quyết định hoặc ứng xử.
B. giúp cá nhân đưa ra được những quyết định, ứng xử đúng đắn.
C. góp phần xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, bình đẳng.
D. cung cấp cơ hội cho cá nhân mở rộng kiến thức và sự hiểu biết.
Câu 16. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về sự thiếu khách quan trong nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng?
A. “Thương nhau củ ấu cũng tròn/ Ghét nhau quả bồ hòn cũng vuông”.
B. “Thương em anh để trong lòng/ Việc quan anh cứ phép công anh làm”.
C. “Khôn ngoan tính trọn mọi bề/ Chẳng cho ai lận, chẳng hề lận ai”.
D. “Những người ăn ở thật thà/ Đi đâu cũng được người ta tin dùng”.
Câu 17. Trong cuộc họp nhân dân tại địa bàn xã X, khi cán bộ đang triển khai về chính sách cấp
bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí cho người thuộc diện hộ nghèo thì có những ý kiến xì xào, bàn tán.
Bà V nói nhỏ với ông M rằng: “Như vậy là không công bằng. Đã là bảo hiểm y tế thì ai cũng phải
đóng như nhau, không nên có sự phân biệt như vậy”.
Nếu là ông M, trong tình huống này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Chỉ trích gay gắt bà V vì bà không hiểu rõ chủ trương, chính sách của nhà nước.
B. Đồng tình, cảm thấy băn khoăn nhưng im lặng, không dám yêu cầu cán bộ giải thích.
Đề thi cuối kì 1 GDCD 9 Kết nối tri thức 2024 (Đề 2)
11
6 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Giáo dục công dân 9.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(11 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)