MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 – NĂM HỌC: 2024 – 2025 ĐỀ 6 - KNTT Nội dung học tập Mức độ đánh giá Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng hỏi TN TL TN TL TN TL Sống có lí tưởng 2 1 1 4 trắc nghiệm Khoan dung 2 1 1 3 trắc nghiệm 1 Tự luận
Tích cực tham gia các hoạt 4 1 1 6 trắc nghiệm động cộng đồng Khách quan và công bằng 2 1 1 4 trắc nghiệm Bảo vệ hoà bình 2 1/2 1 1/2 1 4 trắc nghiệm 1 Tự luận
Quản lí thời gian hiệu quả 2 1 3 trắc nghiệm Tổng số câu hỏi 14 1/2 6 1/2 4 1 24 trắc nghiệm 2 tự luận Tỉ lệ điểm 3,5 0,5 1,5 1,5 1,0 2,0 10,0 Tỉ lệ % 40% 30% 30% 100% SỞ GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TRƯỜNG: …………. Năm học : 2024-2025 MÔN: GDCD - LỚP: 9 Đề gồm ….. trang
Thời gian làm bài: 45 phút;
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề sống có lí tưởng?
A. Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân.
B. Người sống có lý tưởng sẽ được xã hội công nhận, tin tưởng và tôn trọng.
C. Sống có lí tưởng là sống vì bản thân mình trước rồi mới quan tâm đến người khác.
D. Mỗi người cần xác định lí tưởng sống của bản thân và cố gắng hiện thực hóa lí tưởng đó.
Câu 2. Người có lí tưởng sống cao đẹp mong muốn cống hiến:
A. tiền của làm từ thiện giúp người nghèo.
B. trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.
C. tài năng trở thành người nổi tiếng được mọi người biết đến.
D. của cải để xây dựng đường xá quê hương.
Câu 3. Sống có lí tưởng có ý nghĩa gì đối với đất nước?
A. Giúp mỗi người có động lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu.
B. Góp phần xây dựng nước giàu, dân mạnh.
C. Được xã hội công nhận, tôn trọng.
D. Trở thành người có năng lực, bản lĩnh.
Câu 4. Một số bạn học sinh lớp 9 đã xác định rằng: Do lực học hạn chế, gia đình khó khăn,
sau khi học xong lớp 9 các bạn sẽ học nghề, tìm kiếm việc làm nuôi bản thân, giúp đỡ gia
đình. Theo em, em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?
A. Em đồng ý, vì làm vậy có thấy các bạn biết lo cho gia đình.
B. Em không đồng ý, vì các bạn không cố gắng để học tập.
C. Em đồng ý, vì các bạn thể hiện ý thức trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội.
D. Em không đồng ý, các bạn không có định hướng cho tương lai.
Câu 5. Câu tục ngữ “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” phản ánh về đức tính
tốt đẹp nào của con người? A. Khoan dung. B. Nhân ái. C. Đoàn kết. D. Dũng cảm.
Câu 6. Để trở thành người khoan dung, mỗi người cần phải
A. phê phán sự định kiến, hẹp hòi, thiếu khoan dung.
B. thể hiện thái độ kì thị, phân biệt giữa các vùng miền, dân tộc.
C. sống khép kín, hạn chế tham gia vào các hoạt động cộng đồng.
D. tự tin vào năng lực của bản thân; hạ thấp vai trò của người khác.
Câu 7. Hành động của bạn H trong tình huống sau cho thấy điều gì?
Tình huống. Hai bạn T và H đã từng thân với nhau. Một lần, T đã vô tình gây ra lỗi với bạn
thân của mình. Hối hận vì lỗi lầm đã gây ra, T đã sửa chữa và nhiều lần xin lỗi H nhưng H không chấp nhận.
A. Bạn H thiếu sự khoan dung.
B. Bạn H giàu lòng vị tha. C. Bạn H rất nhân hậu.
D. Bạn H có tinh thần tự lập.
Câu 8. Hoạt động nào sau đây là hoạt động cộng đồng?
A. Phong trào mùa hè Xanh. B. Đóng thuế thu nhập cá nhân.
C. Kinh doanh mặt hàng thời trang. D. Cho vay tiền với lãi suất cao.
Câu 9. Thông điệp “Sống tốt với môi trường là sống tốt cho chính mình” phản ánh về hoạt
động cộng đồng nào sau đây?
A. Bảo tồn di sản văn hóa. B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Bảo vệ môi trường. D. Hiến máu nhân đạo.
Câu 10.Trường THCS T đã tổ chức hoạt động cộng đồng nào sau đây?
Thông tin. Hằng năm, trường Trung học cơ sở T thường tổ chức cho học sinh đến thăm và
tặng quà các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. A. Bảo vệ môi trường. B. Đền ơn đáp nghĩa. C. Hiến máu nhân đạo.
D. Phong trào kế hoạch nhỏ.
Câu 11. Để học sinh tham gia các hoạt động cộng đồng, nhà trường cần làm gì?
A. Tạo điều kiện và môi trường thoải mái cho học sinh tham gia.
B. Nghiêm cấm hành vi tham gia các hoạt động xã hội, ảnh hưởng việc học.
C. Thờ ơ, không quan tâm hoạt động ngoại khóa của học sinh.
D. Không hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tham gia các hoạt động cộng đồng ở trường.
Câu 12. Chủ thể nào sau đây đã có thái độ và hành vi thiếu tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng?
A. Học sinh lớp 9A quyên góp, ủng hộ cho đồng bào miền Trung bị lũ lụt.
B. Anh X ngăn mẹ tham gia các hoạt động của địa phương vì bà đã lớn tuổi.
C. Học sinh trường THCS H sôi nổi tham gia phong trào trồng cây gây rừng.
D. Chị K tham gia hỗ trợ phát cơm miễn phí cho bệnh nhân, người nghèo.
Câu 13. Q và S là bạn học cùng lớp. Q thấy S tham gia các hoạt động cộng đồng rất tích cực
và đôi khi còn nghỉ học để tham gia nếu hoạt động đó trùng lịch học. Nếu em là Q thì em sẽ
làm gì để xử lí tình huống này?
A. Ủng hộ S tiếp tục tham gia các hoạt động cộng đồng vì rất ý nghĩa.
B. Nói với cô giáo để cô phạt S vì nghỉ học để tham gia việc khác.
C. Nói chuyện với gia đình S để có biện pháp xử lí việc này.
D. khuyên S nên biết cân bằng giữa việc học và tham gia hoạt động
Câu 14. Đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt đối xử là biểu hiện của A. khách quan. B. công bằng. C. bình đẳng. D. nhân hậu.
Câu 15. Công bằng được biểu hiện ở việc
A. ứng xử theo quan điểm, định kiến của bản thân.
B. đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt.
C. kì thị, phân biệt, thiếu tôn trọng sự đa dạng văn hóa.
D. đối xử thiên vị theo chiều hướng có lợi cho bản thân.
Câu 16. Hành vi của bạn K trong trường hợp sau cho thấy điều gì?
Trường hợp. Bạn N và bạn K cùng tham gia một dự án học tập, với đề tài: Khảo sát thực tế
mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực em đang sinh sống. Bạn N lên kế hoạch: “Bọn mình
nên xây dựng mẫu phiếu để đi khảo sát, sau đó đi quan sát thực tế để lấy số liệu viết báo
cáo” nhưng bạn K gạt đi: “không cần phải phiền phức thế, lấy tư liệu trên mạng xã hội để
viết báo cáo là đủ rồi, bây giờ ở đâu mà chẳng ô nhiễm, cứ kết luận ô nhiễm là được”.
A. Bạn K thiếu sự khách quan trong quá trình làm phiếu khảo sát.
B. Bạn K rất chăm chỉ học tập, không ngại khó khăn, gian khổ.
C. Bạn K rất trung thực, khách quan trong quá trình làm dự án học tập.
D. Bạn K thiếu sự kiên trì và nỗ lực vươn lên trong quá trình học tập.
Đề thi cuối kì 1 GDCD 9 Kết nối tri thức 2024 (Đề 3)
20
10 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Giáo dục công dân 9.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(20 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)