MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1
MÔN: KINH TẾ PHÁP LUẬT – LỚP: 12 – NĂM HỌC: 2024 – 2025 Nội dung học tập Mức độ đánh giá Tổng Nhận biết
Thông hiểu Vận dụng số câu/ lệnh hỏi
Phần 1: Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Tăng trưởng và phát triển kinh tế 2 1 1 4 Hội nhập quốc tế 1 1 1 3 Bảo hiểm 1 1 1 3 An sinh xã hội 1 1 1 3 Lập kế hoạch kinh doanh 1 1 1 3
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1 1 2 4
Quản lý thu chi trong gia đình 1 2 1 4 Tổng phần 1 8 câu 8 câu 8 câu 24 câu
Phần 2: Trắc nghiệm đúng - sai
Tăng trưởng và phát triển kinh tế 2 1 1 4 lệnh hỏi An sinh xã hội 2 1 1 4 lệnh hỏi
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 2 1 1 4 lệnh hỏi
Quản lý thu chi trong gia đình 2 1 1 4 lệnh hỏi Tổng phần 2 8 lệnh hỏi 4 lệnh hỏi 4 lệnh hỏi 16 lệnh hỏi Tổng cả 3 phần 8 câu TN 8 câu TN 8 câu TN 24 câu TN 8 lệnh hỏi 4 lệnh hỏi 4 lệnh hỏi 16 lệnh hỏi Tỉ lệ % 40% 30% 30% 100% SỞ GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TRƯỜNG: …………. Năm học : 2024-2025
MÔN: KINH TẾ PHÁP LUẬT - LỚP: 12 Đề gồm ….. trang
Thời gian làm bài: 50 phút;
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua chỉ tiêu nào sau đây?
A. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
B. Tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp.
C. Các chỉ số phát triển con người như sức khoẻ, giáo dục.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia?
A. Mức tăng GDP (so với thời điểm gốc) thể hiện sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế.
B. Là thước đo sản lượng của quốc gia, đánh giá mức độ hoạt động của nền kinh tế.
C. Phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu của người dân.
D. Là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
Câu 3. Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định,
bao hàm sự tăng trưởng dài hạn và ổn định về
A. dân số. B. khoa học, công nghệ. C. an ninh, quốc phòng. D. kinh tế.
Câu 4. Theo em, ý kiến nào dưới đây phản ánh đúng cách hiểu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững?
A. Muốn phát triển bền vững phải đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
B. Phát triển bền vững là sự đảm bảo để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
C. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là điều kiện đủ để phát triển bền vững.
D. Đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo sự tiến bộ xã hội nhất định.
Câu 5. Quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác
trong khu vực và trên thế giới dựa trên cơ sở cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung được gọi là A. toàn cầu hóa. B. khu vực hóa.
C. hội nhập kinh tế quốc tế.
D. đa dạng hóa - đa phương hóa.
Câu 6. Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc
gia, bao gồm các hoạt động:
A. toàn cầu hoá kinh tế và toàn cầu hoá chính trị.
B. thương mại nội địa, đầu tư quốc tế, du lịch nội địa.
C. thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ.
D. thương mại quốc tế, đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài.
Câu 7. Đoạn thông tin sau đây cho thấy: hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại cơ hội nào cho Việt Nam?
Thông tin. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, với việc quan hệ hợp tác cùng nhiều quốc gia,
tham gia nhiều tổ chức kinh tế quốc tế trong khu vực và toàn cầu, kí kết và thực hiện nhiều Hiệp định
thương mại tự do FTA, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động
thương mại quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các dịch vụ quốc tế,... tạo động lực để tăng
trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hiện đại
đồng thời không ngừng nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Nguồn: SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12- bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.19
A. Việt Nam có cơ hội tiếp cận các nguồn lực bên ngoài.
B. Việt Nam đã giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.
C. Việt Nam đã xóa bỏ được sự chênh lệch giàu - nghèo.
D. Việt Nam đã trở thành “con rồng” của kinh tế châu Á.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là sai về vai trò của an sinh xã hội?
A. Phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng, xã hội.
B. Góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
C. Duy trì ổn định xã hội, tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội.
D. Kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Câu 9. Về phương diện xã hội, bảo hiểm có vai trò nào sau đây?
A. Là một kênh huy động vốn để đầu tư.
B. Ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước.
C. Tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp.
D. Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 10. Bạn K học sinh lớp 12 trường THPT X không may bị tai nạn giao thông phải nhập viện điều trị
một tuần. Sau khi ra viện, bạn K được cơ quan bảo hiểm thanh toán một phần chi phí điều trị và phẫu thuật.
Bạn K đã tham gia loại hình bảo hiểm nào dưới đây?
A. Bảo hiểm thất nghiệp. B. Bảo hiểm xã hội. C. Bảo hiểm y tế. D. Bảo hiểm nhân thọ.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của an sinh xã hội?
A. Tăng thu nhập cho người yếu thế.
B. Giúp nâng cao hiệu quả quản lí xã hội.
C. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
D. Xóa bỏ hoàn toàn sự chênh lệch giàu - nghèo trong xã hội.
Câu 12. Hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu như các chính sách về giáo
dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin, ... đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào
dân tộc thiểu số - đó là nội dung của chính sách an sinh xã hội nào sau đây?
A. Chính sách trợ giúp xã hội.
B. Chính sách bảo hiểm xã hội.
C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản. D. Chính sách việc làm.
Câu 13. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội sẽ góp phần
A. nâng cao chất lượng đời sống người dân.
B. xóa bỏ hoàn toàn sự chênh lệch giàu nghèo.
C. giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.
D. ổn định chính trị; củng cố an ninh, quốc phòng.
Câu 14. Kế hoạch kinh doanh xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược, công việc dự định thực hiện và cách đạt được A. mục tiêu xã hội. B. trách nhiệm xã hội. C. trách nhiệm kinh tế. D. mục tiêu kinh doanh.
Câu 15. Lập kế hoạch kinh doanh không giúp chủ thể kinh doanh
A. chủ động điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. B. xây dựng được chiến lược kinh doanh.
C. nắm bắt tình hình thực tế kinh doanh.
D. ngay lập tức tăng doanh số và lợi nhuận.
Câu 16. Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh ở Mỹ, chị M trở về quê nhà và trở thành nhà
sáng lập chuỗi cửa hàng đồ chơi W. Trong quá trình khảo sát thị trường đồ chơi cho trẻ em, chị vô
tình thấy những con búp bê móc bằng len được bày bán ở hội chợ. Chị cho biết “Càng đi sâu tìm
hiểu, mình càng muốn chinh phục len bởi hầu như những người thợ giỏi cũng chỉ mới dừng lại ở việc
móc áo, mũ, khăn choàng,...”. Từ đó, ý tưởng kinh doanh đồ chơi an toàn cho trẻ em bằng len ra
đời. Chị đã dành trọn thời gian, tâm huyết để tạo ra những mẫu búp bê, thú bông từ sợi len của riêng
mình, không trùng lặp với bất kì sản phẩm nào khác trên thị trường. Công ty của chị M hiện là đơn
vị tiên phong đạt các tiêu chuẩn hợp quy, tiêu chuẩn châu Âu cho sản phẩm đồ chơi trẻ em. Không
chỉ chinh phục thị trường đồ chơi trong nước, sản phẩm còn có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới
như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Đức, Hàn Quốc, Singapore,...
Câu hỏi: Tính vượt trội trong sản phẩm kinh doanh của chị M được thể hiện như thế nào?
A. Sản phẩm không trùng lặp với bất kì sản phẩm nào khác trên thị trường.
B. Sản phẩm đòi hỏi sự khéo léo của thợ giỏi, lành nghề.
C. Sản phẩm có sức sống lâu dài, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Sản phẩm mang tính tiên phong trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Câu 17. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ trách nhiệm
A. không thể tránh khỏi.
B. cần thiết và tuỳ chọn.
C. bắt buộc và tự nguyện.
D. cần thiết và không cần thiết.
Câu 18. Doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh, không gây hại cho xã hội và môi trường thuộc hình
thức trách nhiệm xã hội nào sau đây của doanh nghiệp?
A. Trách nhiệm từ thiện, tình nguyện.
B. Trách nhiệm đạo đức. C. Trách nhiệm kinh tế. D. Trách nhiệm pháp lí.
Câu 19. Nhận xét về hành vi của Công ty P trong trường hợp dưới đây:
Trường hợp. Công ty P chuyên sản xuất và kinh doanh mĩ phẩm. Công ty đã mua nguyên liệu, máy
Đề thi Cuối kì 1 KTPL 12 Chân trời sáng tạo 2024 (Đề 2)
39
20 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề Cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Kinh tế pháp luật 12.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(39 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)