ĐỀ SỐ 15
SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC THUẬN NĂM HỌC 2023-2024 (Nam Định)
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11 CD
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Nắng đã hanh rồi Vũ Quần Phương (1)
Nắng đã vàng hanh như phấn bay
Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày
Trước sân mây trắng về đông lắm Em ở xa nhà em có hay
Em có hình dung những mái tranh
Nắng lên khói ủ mộng yên lành
Vườn sau tre mía xôn xao lá
Anh chẳng là cây cũng trĩu cành
Em có cùng anh lên núi không
Có nghe thầm thĩ tiếng rừng thông
Nắng chiều ngả bóng thông in đất
Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong
Xuân sắp sang rồi xuân sắp qua
Một năm năm mới lại năm qua
Mà sao nắng cứ như tơ ấy
Rung tự trời cao xuống ngõ xa.
(1)Vũ Quần Phương:
- Vũ Quần Phương (sinh năm 1940) - Quê quán: Nam Định
- Phong cách thơ : Trong trẻo, gần gũi; Thơ ông thường không ồn ào, gân cốt, cũng
không rậm rạp, bộn bề sự kiện mà có độ lắng lọc cần thiết của cảm xúc và chiều
sâu nghĩ ngợi. Hiện thực cuộc sống đi vào thơ ông, do vậy, thường không nguyên
hình, nguyên dạng, không trên bề nổi, mà theo mạch chìm ấm nóng của cảm xúc.
Giọng thơ ông thường bình dị, trầm tĩnh.
- Tác phẩm chính: Cỏ mùa xuân, Hoa trong cây, Đợi,..
- Bài thơ “Nắng đã hanh rồi” được In trong tập Hoa trong cây, Những điều cùng
đến, Vết thời gian, (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, tr33)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản?
Câu 2. Chỉ ra 2 phương thức biểu đạt nổi bật trong bài thơ?
Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Câu 4. Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát,miêu tả ở thời điểm nào?Chỉ ra
những từ ngữ,hình ảnh thể hiện điều đó?
Câu 5. Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Trước
sân mây trắng về đông lắm”?
Câu 6. Nội dung chính của bài thơ?
Câu 7. Nhận xét về cách gieo vần và tác dụng của cách gieo vần đó trong bài thơ?
Câu 8. Qua bài thơ em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người?
(Trình bày bằng 1 đoạn văn từ 5-7 dòng)
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận phân tích,đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài
thơ “Nắng đã hanh rồi”. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Câu 1: Thể thơ thất ngôn(7 chữ) - (0,5đ)
Câu 2: Hai phương thức biểu đạt nổi bật : Biểu cảm,miêu tả. - (0,5đ)
Câu 3: Nhân vật trữ tình: “anh” - (0,5đ) Câu 4: (1,0đ)
- Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả vào thời điểm mùa đông.
- Từ ngữ,hình ảnh cho thấy điều đó:
+ Nắng hanh: vừa nắng vừa lạnh khô. Đây là một kiểu thời tiết đặc trưng của mùa đông.
+ Tiếng sếu vọng sông ngày: theo như dân gian, khi nghe tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông.
+ Xuân sắp sang: mùa xuân sắp tới, từ đó thấy được hiện tại chính là mùa đông Câu 5: (1,0đ)
Biện pháp tu từ : Nhân hóa (Mây-về)
Tác dụng : Giúp cho việc diễn đạt trở nên hình ảnh,sinh động;nhấn mạnh vào dấu hiệu mùa đông đã về.
Câu 6: Nội dung chính của bài thơ (1,0đ)
Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên vào một buổi chiều đông tươi vui, hừng sáng,
ấm áp và đầy sức sống. Bộc lộ tâm trạng vui tươi, yêu đời, yêu người, yêu thiên
nhiên, những rung cảm của nhân vật trữ tình trước khung cảnh lãng mạn, nên thơ.
Đồng thời cũng cho thấy nỗi nhớ, cảm xúc của “anh” đối với “em” Câu 7: (1,0đ)
Nhận xét : Qua các khổ thơ, ta thấy được tác giả chú trọng về việc gieo vần ở cuối
câu thơ, tạo nên một nhịp cố định cho cả bài thơ. Như khổ 1, vần được gieo là vần
“ay”': bay, gày, hay. Hay như khổ 2, vần được gieo ở đây là vần “anh”: tranh, lành,
cành. Mỗi vần sẽ được gieo ở câu 1, 2 và 4 của khổ thơ.
Tác dụng :Dễ dàng bắt được nhịp điệu, âm tiết của bài thơ. Câu 8: (0,5đ)
- Thiên nhiên và con người gắn bó,giao hòa.
- Con người không chỉ thưởng thức vẻ đẹp của TN mà còn gửi gắm tâm tư,tình cảm qua TN
- Con người phải có ý thức bảo vệ TN...
Phần II. Viết (4,0 điểm)
* Đảm bảo bố cục, xác định đúng vấn đề nghị luận (0,5đ) 1. Mở bài: (0,5đ)
- Giới thiệu bài thơ và tác giả.
- Nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
2. Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
. Xác định chủ đề bài thơ: khắc họa bức tranh thiên nhiên khi vào đông, đồng thời
bộc lộ tình cảm của chủ thể trữ tình với người “em ở xa nhà” (0,25đ) Phân tích cụ thể:
. Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân (0,5đ)
- Nắng hanh: vừa nắng vừa lạnh.
=> Đây là một kiểu thời tiết đặc trưng của mùa đông ''Nắng đã vàng hanh như phấn
bay” - Nt so sánh - vẻ đẹp của nắng...
- Tiếng sếu vọng sông ngày: theo như dân gian khi nghe tiếng sếu kêu nghĩa là báo
hiệu mùa đông-âm thanh đặc trưng của mùa đông
=> Khung cảnh thiên nhiên trước sân nhà tiêu điều, hiu hắt. Tác giả sử dụng láy
vần “ay” mở rộng không gian trước sân nhà vào mùa đông. Nhà thơ nhắc đến nhân
vật “em xa nhà” thể hiện những nỗi niềm nhớ nhung với cô gái ở xa.
. Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên những mái tranh (0,5đ)
- Khung cảnh nắng hanh mùa đông thay bằng “nắng lên khói ủ”
=> Khói ở đây có thể là sương sớm nhưng cũng có thể là khói bếp chiều-không
gian thân thuộc, gần gũi.
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều - Đề 15
321
161 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 11 Cánh diều mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 11.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(321 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)