Đề thi giữa kì 1 KTPL 12 Cánh diều (Đề 4)

9 5 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: KTPL
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Kinh tế pháp luật 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(9 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
MÔN: KINH TẾ PHÁP LUẬT – LỚP: 12 – NĂM HỌC: 2024 – 2025 Nội dung học tập Mức độ đánh giá Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng số câu/ lệnh hỏi
Phần 1: Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Tăng trưởng và phát triển kinh tế 2 3 3 8 Hội nhập quốc tế 2 3 3 8 Bảo hiểm 2 1 1 4 An sinh xã hội 2 1 1 4 Tổng phần 1 8 câu 8 câu 8 câu 24 câu
Phần 2: Trắc nghiệm đúng - sai
Tăng trưởng và phát triển kinh tế 2 1 1 4 lệnh hỏi Hội nhập quốc tế 2 1 1 4 lệnh hỏi Bảo hiểm 2 1 1 4 lệnh hỏi An sinh xã hội 2 1 1 4 lệnh hỏi Tổng phần 2 8 lệnh hỏi 4 lệnh hỏi 4 lệnh hỏi 16 lệnh hỏi Tổng cả 3 phần 8 câu TN 8 câu TN 8 câu TN 24 câu TN 8 lệnh hỏi 4 lệnh hỏi 4 lệnh hỏi 16 lệnh hỏi Tỉ lệ % 40% 30% 30% 100% SỞ GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG: …………. Năm học : 2024-2025
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP: 12 Đề gồm ….. trang
Thời gian làm bài: 50 phút;
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Tổng sản phẩm quốc nội được gọi là A. GNI. B. GNP. C. GDP. D. GINI.
Câu 2. Tổng thu nhập quốc dân được gọi là A. GNI. B. GNP. C. GINI. D. GDP.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của tăng trưởng kinh tế?
A. Góp phần tạo ra việc làm và cơ hội kinh doanh.
B. Làm tăng thêm thu nhập của mọi tầng lớp dân cư.
C. Khắc phục được tỉ lệ nghèo đa chiều trong xã hội.
D. Xóa bỏ được khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
Câu 4. Quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế đi liền với chuyển dịch cấu kinh tế theo
hướng hợp lí và tiến bộ xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Cơ cấu kinh tế. B. Phát triển kinh tế. C. Thành phần kinh tế. D. Tăng trưởng kinh tế.
Câu 5. “Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần của phát triển bền vững” - nhận định trên được thể
hiện thông qua việc: tăng trưởng kinh tế góp phần
A. thu hẹp không gian sản xuất.
B. nâng cao phúc lợi cho người dân.
C. hạ thấp một số giá trị truyền thống.
D. tạo ra áp lực về cân bằng sinh thái.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững?
A. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để thực hiện phát triển bền vững.
B. Tăng trưởng kinh tế không hợp lí có thể cản trở tiến trình phát triển bền vững.
C. Phát triển bền vững góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững tồn tại độc lập, không liên quan tới nhau.
Câu 7.“Tổng thu nhập từ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do công dân của một quốc gia tạo nên
trong một thời kì nhất định” là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Tổng thu nhập quốc dân.
B. Tổng thu nhập quốc nội.
C. Tổng thu nhập nội địa.
D. Tổng thu nhập quốc gia.
Câu 8. Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nào?
Thông tin. Tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm
tương ứng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống
dân cư giữa các quốc gia hoặc giữa các vùng, tỉnh, thành trong cả nước…
A. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/ người).
B. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/ người).
C. Chỉ số phát triển con người (HDI).
D. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).
Câu 9. Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là A. nhu cầu tối thiểu. B. quá trình đơn lẻ.
C. tình trạng khẩn cấp. D. tất yếu khách quan.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ý nghĩa của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các nước đang phát triển?
A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế.
B. Rút ngắn khoảng cách phát triển.
C. Tiếp cận các nguồn lực bên ngoài.
D. Tạo ra các cơ hội việc làm.
Câu 11. Hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện theo nhiều cấp độ khác nhau như
A. đối thoại đa phương, đối thoại khu vực và đối thoại toàn cầu.
B. hội nhập song phương, hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu.
C. kết nối toàn diện, kết nối song phương và kết nối toàn cầu.
D. cộng tác toàn diện, cộng tác song phương và cộng tác đa phương.
Câu 12. Yếu tố nào sau đây là một trong những yêu cầu tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế?
A. Gia tăng khoảng cách giàu, nghèo.
B. Gia tăng dân số tự nhiên.
C. Thu hút nguồn lực trong nước.
D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 13. Xác định hình thức liên kết kinh tế trong đoạn thông tin sau:
Thông tin: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức liên kết khu vực với mục
tiêu tăng cường hợp tác và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia thành viên. Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của ASEAN vào năm 1995. Từ đó, Việt Nam đã tham gia sâu rộng
vào các hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội trong khu vực.
A. Hội nhập kinh tế song phương.
B. Hội nhập kinh tế khu vực.
C. Hội nhập kinh tế toàn cầu.
D. Hội nhập kinh tế đa phương.
Câu 14. Hội nhập kinh tế quốc tế không được thực hiện theo cấp độ nào? A. Cấp độ toàn cầu. B. Cấp độ cá nhân. C. Cấp độ khu vực. D. Cấp độ song phương
Câu 15. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình liên kết hợp tác giữa các quốc gia trong một khu
vực trên cơ sở có nhiều điểm tương đồng được gọi là A. hội nhập toàn cầu. B. hợp tác khu vực. C. hội nhập song phương.
D. hội nhập địa phương.
Câu 16. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là A. tình trạng khẩn cấp. B. nhu cầu tối thiểu. C. quá trình đơn lẻ. D. tất yếu khách quan.
Câu 17. Loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do Nhà nước thực hiện;
theo đó, người tham gia bảo hiếm sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều
trị, phục hồi sức khoẻ nếu không may xảy ra tai nạn hoặc bệnh tật - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Bảo hiểm xã hội. B. Bảo hiểm y tế.
C. Bảo hiểm thất nghiệp.
D. Bảo hiểm thương mại.
Câu 18. Loại hình bảo hiểm nào được đề cập đến trong thông tin sau?
Thông tin. Loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức
đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền
đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
(Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).
A. Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
B. Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
C. Bảo hiểm xã hội thương mại.
D. Bảo hiểm xã hội toàn diện.
Câu 19. Về phương diện xã hội, bảo hiểm có vai trò nào sau đây?
A. Là một kênh huy động vốn để đầu tư. B. Ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước.
C. Tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. D. Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 20. Việc công ty bảo hiểm sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để mua cổ phiếu, trái phiếu doanh
nghiệp thể hiện vai trò nào sau đây của bảo hiểm?
A. Góp phần chuyển giao rủi ro.
B. Là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế.
C. Ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước.
D. Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 21. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội sẽ góp phần
A. nâng cao chất lượng đời sống người dân.
B. xóa bỏ hoàn toàn sự chênh lệch giàu nghèo.
C. giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.
D. ổn định chính trị; củng cố an ninh, quốc phòng.
Câu 22. Việc nhà nước có chính sách hỗ trợ thường xuyên đối với các đối tượng như trẻ mồ côi,
người khuyết tật để giúp họ ổn định cuộc sống thể hiện nội dung của chính sách an sinh xã hội nào dưới đây?
A. Chính sách hỗ trợ xã hội.
B. Chính sách hỗ trợ giáo dục. C. Chính sách giảm nghèo.
D. Chính sách việc làm, thu nhập.


zalo Nhắn tin Zalo