Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức (Đề 13)

485 243 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi Giữa kì 1
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 10 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề giữa kì 1 môn Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(485 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 13
SỞ GD – ĐT BẮC GIANG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG 1 NĂM HỌC 2023-2024
(Đề gồm có 02 trang)
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 KNTT
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề) ĐỀ KIỂM TRA
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Tự tình - Bài 3
Chiếc bách(1) buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo(2) thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván(3) cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh”.
(Thơ Hô Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1987) Chú thích:
(1) Chiếc bách: chiếc thuyền, mảnh thuyền.
(2) Lèo: dây buộc từ cánh buôm đến chỗ lái để điều khiển cho buồm hứng gió.
(1) Thăm ván: xuất phát từ thành ngữ “thăm ván bán thuyền”, chỉ người thay lòng đổi
dạ một cách nhanh chóng, vừa quen người mới đã phụ bạc người cũ, giống như người
vừa biết có ván (gỗ đóng thuyền) tốt đã tính bán chiếc thuyền đang dùng.
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Tự do

B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn trường thiên
D. Thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 2. Đâu là phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Thuyết minh
Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến
B. Người con gái hạnh phúc sắp cưới chồng C. Tác giả
D. Nhân vật trữ tình xưng “tôi”
Câu 4. Từ “cam lòng” trong câu thơẤy ai thăm ván cam lòng vậy” có nghĩa là gì? A. Uất ức, bực bội B. Đồng tình C. Buồn tủi D. Chấp nhận, buông xuôi
Câu 5. Hai câu luận “Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến/ Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh
được ngắt theo nhịp nào? A. 4/3. B. 3/4. C. 2/2/3. D. 4/1/2
Câu 6. Những từ ngữ nào dưới đây phù hợp với việc diễn tả tâm trạng của nhân
vật trữ tình trong bài thơ?


A. Đau xót, căm phẫn, hi vọng.
B. Buồn bã, chán chường, tuyệt vọng.
C. Đau buồn, phẫn uất, cam lòng.
D. Chua xót, tủi hổ, đau đớn
Trả lời các câu hỏi:
Câu 7: Chỉ ra hình ảnh trung tâm được miêu tả trong bài thơ. Hình ảnh ấy biểu tượng cho điều gì?
Câu 8: Chỉ ra các từ láy có trong bài thơ. Phân tích vai trò/ý nghĩa của các từ láy
ấy trong việc miêu tả hình ảnh trung tâm và cảm xúc của nhân vật trữ tình?
Câu 9: Phân tích tác dụng của phép đối trong cặp câu thơ sau:
“Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh”.
Câu 10. Theo em, người phụ nữ cần làm những gì để khẳng định vị thế và vai trò
của họ trong xã hội ngày nay?
Phần II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài văn (khoảng 500 chữ) để phân tích, đánh giá chủ đề, những nét
đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện sau đây:
Từ thời vua Hùng dựng nước đã truyền lại câu chuyện về thần lúa, một vị
thần xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi. Nàng là con gái Ngọc
Hoàng. Sau những trận lụt ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời
bèn cho những người sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, thần sai nữ thần lúa
xuống trần gian nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo
xuống đất nảy mầm, mọc thành cây kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không
cần gặt và không cần phơi phóng gì cả. Cần ăn cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ
thành cơm. Một hôm cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa
kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Co gái cuống quýt đâm cáu. Sẵn
tay đang cầm cái chổi cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:


- Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà gấp thế?
Nữ thần lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác
rưởi đã bực trong lòng lại bị phang một cán chổi vào đầu thì túc lắm. Cả đám lúa đều kêu lên:
- Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao mới về.
Từ đó nữ thần lúa dỗi nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian
phải xuống ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá người ta mới chế ra
liềm, hái để cắt lúa cho nhanh và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa mà phải
phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần lúa đôi khi còn cay nghiệt
hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người nên nhiều lần đã cấm
không cho các bông lúa nảy nở, có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau
mỗi lần gặt xong người trần gian phải làm lễ cúng thần lúa. Có nơi không gọi như
thế mà gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn lúa, cơm mới do các gia đình tổ chức trong
nhà mình. Các làng, các bản cũng phải mở lễ hội chung để cúng thần lúa..
(Thần thoại về “Thần Lúa”, Thần thoại Việt Nam,TheGioiCoTich.Vn) HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 D 0.5 2 B 0.5 3 A 0.5 4 D 0.5 5 A 0.5 6 C 0.5
7 - Hình ảnh trung tâm được miêu tả trong bài thơ: hình ảnh 0.5
“chiếc bách” (chiếc thuyền)


zalo Nhắn tin Zalo