Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều (Đề 9)

269 135 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi Giữa kì 1
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận, bảng đặc tả và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 12 Cánh diều mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(269 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
[Lược trích: Từ khi lên Hà Nội, có đến năm, sáu năm, Tâm không về thăm
quê nhà. Lấy vợ giàu, sống trong hoàn cảnh giàu sang, Tâm không bao
giờ nghĩ đến quê nhà và người mẹ già nữa. Trong một dịp Tâm và vợ
chàng về nghỉ mát ở nhà một người bạn, tiện đường chàng mới về thăm nhà.]
Khi vừa đến sân nhà, Tâm thấy bốn bề yên lặng, không có bóng
người. Cái nhà cũ vẫn như trước, không thay đổi, chỉ có xụp thấp hơn
một chút và mái tranh xơ xác hơn. Tâm bước qua sân rồi đẩy cái liếp
bước vào. Vẫn cái gian nhà mà chàng đã sống từ thuở nhỏ. Tâm cất tiếng
gọi. Chàng nghe thấy tiếng guốc đi, vẫn cái tiếng guốc ấy thong thả và
chậm hơn trước, rồi mẹ Tâm bước vào. Bà cụ già đi nhiều, nhưng vẫn
mặc cái bộ áo cũ kĩ như mấy năm về trước.
Khi nhận ra con, bà cụ ứa nước mắt:
- Con đã về đấy ư?
- Vâng, chính tôi đây, bà vẫn được mạnh khoẻ đấy chứ?
Câu nói như khó khăn mới ra khỏi miệng được.
- Bà ở đây một mình thôi à?
Bà cụ cảm động đến nỗi không nói được.
Một lát bà mới ấp úng:
- Vẫn có con Trinh nó ở đây với tôi.
- Cô Trinh nào? Có phải cô Trinh con bác Cả không?
Tâm nhớ mang máng cái cô con gái bé nhỏ ngày trước vẫn hay chơi với chàng.
- Tôi tưởng cô ta đi lấy chồng rồi.
Bà cụ ngồi xuống chiếc phản gỗ đáp:
- Đã lấy ai đâu. Con bé dở hơi chết đi ấy mà. Cũng đã có mấy đám
hỏi, mà nó không chịu lấy. Bà cụ yên lặng một lát.
- Thỉnh thoảng nó vẫn nhắc đến cậu đấy.
Tâm nhún vai, không trả lời. Tuy ngoài trời nắng, mà Tâm thấy bên
trong cái ẩm thấp hình như ở khắp tường lan xuống, thấm vào người.
Bà cụ âu yếm nhìn con, săn sóc hỏi:
- Năm ngoái bác Cả lên tỉnh về bảo cậu ốm. Tôi lo quá, nhưng quê
mùa chả biết tỉnh thế nào mà đi, thành ra không dám lên thăm. Bây giờ
cậu đã khoẻ hẳn chưa?
Tâm nhìn ra ngoài đáp: - Như thường rồi.
Rồi nói sang chuyện khác, Tâm hỏi:
- Ở làng có việc gì lạ không? Bà cụ trả lời:
- Chả việc gì lạ sất, ngày nào cũng như ngày nào, nhưng được có
con Trinh sang đây ở với tôi nên cũng đỡ buồn. Nó thường vẫn làm giúp
tôi nhiều công việc, con bé thế mà đảm đang đáo để, đã chịu khó lại hay làm.
Có tiếng người đi ở ngoài vườn. Bà cụ ngừng lại:
- Có lẽ nó về đấy.
Rồi bà cụ cất tiếng gọi:
- Trinh đấy phải không, con? Vào đây, có cậu Tâm vừa về chơi.
Một thiếu nữ lách cửa liếp bước vào. Tâm trông ra thấy một cô gái
quê ăn mặc giản dị, nhưng sạch sẽ. Đôi mắt Tâm gặp đôi mắt cô ta, đen
láy, mở to nhìn chàng:
- Cậu Tâm đấy, con không nhớ ư?
Cô Trinh mỉm cười:
- Thưa, có a, ai chứ cậu Tâm thì quên thế nào được.
Hình như lỡ lời, cô thiếu nữ cúi mặt, hơi e lệ. Cái cử chỉ ấy, và lời
nói đã không làm cho Tâm cảm động, lại làm cho chàng hơi ghét. Cô gái
quê mùa tưởng chàng để ý đến chắc? Vì vậy, Tâm cất tiếng hỏi hơi sáng:
- Thế nào, cô Trinh còn đợi gì mà không lấy chồng đi cho tôi ăn mừng?
Thấy thiếu nữ không trả lời, Tâm để ý nhìn. Chàng thấy cô ta không
thay đổi, tuy có nhớn lên mà vẫn là cái cô bé chơi đùa với chàng thuở
còn nhỏ. Tâm nhận thấy, ở thôn quê, người ta không thay đổi mấy, và
tính tình vẫn giữ được y nguyên. Nhưng chàng, thì chàng thay đổi khác
hẳn rồi. Những kỉ niệm cũ đối với chàng bây giờ thành ra trẻ con và vô
vị. Tâm không thấy có sự tha thiết giữa chàng và cảnh cũ nữa. Bây giờ,
chàng không khi nào có cái ý tưởng điển rồ đi lấy một cô gái quê như
Trinh để sống một cái đời tối tăm, nghèo khổ.
Tâm lơ đãng nghe lời mẹ kể về những công việc và cách làm ăn
ngày một khó khăn ở làng. Chàng dửng dưng không để ý đến. Con bác
Cả Sinh lấy vợ, hay chú bác ta chết thì có can hệ gì đến chàng? Cái đời ở
thôn quê với cái đời chàng, chắc chắn, giàu sang, không có liên lạc gì với nhau cả.
[Lược trích: Tâm từ chối lời khẩn khoản ở lại ăn cơm trưa của mẹ. Chàng
đưa mẹ hai mươi đồng bạc và cho rằng mình đã làm xong bổn phận. Rời
khỏi quê, chàng nhẹ hẳn cả người].
(Trích Trở về, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 26, Hà Minh Đức chủ biên,
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2000)
Câu 1 (1,0 điểm): Mẹ Tâm và cô Trinh đã có thái độ như thế nào khi gặp
lại Tâm sau thời gian xa cách?
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra sự kết hợp giữa lời người kể chuyện với lời của
nhân vật (độc thoại, đối thoại) trong đoạn trích sau:
Hình như lỡ lời, cô thiếu nữ cúi mặt, hơi e lệ. Cái cử chỉ ấy, và lời nói đã
không làm cho Tâm cảm động, lại làm cho chàng hơi ghét. Cô gái quê
mùa tưởng chàng để ý đến chắc? Vì vậy, Tâm cất tiếng hỏi hơi sẵng:
- Thế nào, cô Trinh còn đợi gì mà không lấy chồng đi cho tôi ăn mừng?
Câu 3 (1,0 điểm): Nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả.
Câu 4 (1,0 điểm): Nêu những đặc điểm phẩm chất của nhân vật Tâm qua
lời nói, hành động, suy nghĩ trong văn bản.
Câu 5 (1,0 điểm): Từ cách ứng xử của Tâm trong tác phẩm, anh/ chị nghĩ
thái độ cần có của con người đối với quê hương, nguồn cội của mình là gì? Vì sao?
Phần 2: Viết (5.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích và so sánh hai tác
phẩm “Dì Hảo” (Nam Cao) và “Hai lần chết” (Thạch Lam). HƯỚNG DẪN GIẢI
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm
Thái độ của mẹ Tâm và cô Trinh khi gặp lại Tâm sau 1 1,0 điểm
thời gian xa cách: cảm động, vui mừng, quan tâm.
Chỉ ra sự kết hợp giữa lời của người kể chuyện với lời
của nhân vật (độc thoại. đối thoại) trong đoạn trích:
- Lời của người kể chuyện: Hình như lỡ lời, cô thiếu
nữ cúi mặt, hơi e lệ. Cái cử chỉ ấy, và lời nói đã không
làm cho Tâm cảm động, lại làm cho chàng hơi ghét. 2 1,0 điểm
Vì vậy, Tâm cất tiếng hỏi hơi sẵng.
- Lời của nhân vật (độc thoại): Cô gái quê mùa tưởng chàng để ý đến chắc?
- Lời của nhân vật (đối thoại): Thế nào, cô Trinh còn
đợi gì mà không lấy chồng đi cho tôi ăn mừng? 3
Nhan đề truyện: Trở về. Nhưng đây chỉ là sự trở về 1,0 điểm


zalo Nhắn tin Zalo