Đề thi giữa kì 2 KTPL 11 Chân trời sáng tạo - Đề 3 Cấu trúc mới

262 131 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: KTPL
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi Giữa kì 2
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa ki 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn KTPL 11 Chân trời sáng tạo nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi KTPL lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(262 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT - LỚP 11
* Tỉ lệ chung về mức độ đánh giá: 40% Nhận biết - 30% Thông hiểu - 30% Vận dụng Mức độ đánh giá
Nội dung/ đơn vị kiến TN khách quan Tự luận thức Nhiều lựa chọn Đúng - sai Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Quyền bình đẳng của công dân trước pháp 2 1 1 luật 1/2 1/2 Bình đẳng giới trong 2 1 (2 lệnh – (2 lệnh – đời sống xã hội 0,25đ) 0,75đ) 1 Quyền bình đẳng giữa 2 1 (4 lệnh – các dân tộc, tôn giáo 1,0đ) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong 1 2 1 tham gia quản lí nhà nước và xã hội Quyền và nghĩa vụ cơ 1 1 bản của công dân về 2 1 (1,0đ) (2,0đ) bầu cử và ứng cử Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về 2 1 khiếu nại, tố tụng Tổng số câu hỏi 11 5 4 2 2 Tổng số điểm 5,0 2,0 3,0 Tỉ lệ (%) 50% 20% 30%
SỞ GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TRƯỜNG: ………….
Năm học : ……………. MÔN: KTPL - LỚP: 11 Đề gồm ….. trang
Thời gian làm bài: 45 phút;
Câu 1. Quyền nào của công dân được đề cập đến trong khái niệm sau đây: “Mọi công dân, không phân
biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối
xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật”?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
C. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 2. Theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc - điều này thể hiện công dân bình đẳng về
A. danh dự cá nhân.
B. phân chia quyền lợi.
C. địa vị chính trị.
D. nghĩa vụ pháp lí.
Câu 3. Ý kiến nào dưới đây không đúng với quy định công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật?
A. Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật.
B. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của mọi công dân.
C. Công dân có nghĩa vụ đóng thuế.
D. Trẻ em không có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Câu 4. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã thực hiện đúng quy định công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật?
Tình huống. Năm nay Q, P và K đều đủ 17 tuổi, đều thuộc diện đăng kí nghĩa vụ quân sự, theo quy định
của Luật Nghĩa vụ quân sự. Q và P đã thực hiện xong việc đăng kí, còn K thì không tới đăng kí cho rằng:
bố của K là nhà kinh doanh thành đạt, đã nộp nhiều tiền thuế cho Nhà nước, nên K được miễn đăng kí
tham gia nghĩa vụ quân sự. A. Bạn Q và K. B. Bạn Q và P. C. Bạn K và P.
D. Cả 3 bạn Q, P, K.
Câu 5. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội
đồng nhân dân - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?
A. Hôn nhân và gia đình.
B. Văn hóa và giáo dục. C. Chính trị. D. Kinh tế.
Câu 6. Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc
A. tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.
B. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội.
C. thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất.
D. tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ.
Câu 7. Hành vi của chị K trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?
Tình huống. Được biết Hội phụ nữ xã X thành lập đội công tác nhằm tuyên truyền, tư vấn cho cộng đồng
về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, anh M và chị V đã đăng kí tham gia. Tuy nhiên chị
K (Hội trưởng Hội phụ nữ xã X) đã gạch tên anh M ra khỏi danh sách ứng viên vì chị cho rằng: công việc
này không phù hợp với nam giới. A. Lao động. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Kinh tế.
Câu 8. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
được Nhà nước và pháp luật A. hợp nhất. B. phân lập. C. tôn trọng. D. hoán đổi.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với
đời sống con người và xã hội?
A. Phát huy nguồn lực của các dân tộc trong xây dựng đất nước.
B. Gia tăng sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các dân tộc.
C. Tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển.
D. Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Câu 10. Theo quy định của pháp luật, các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước
A. áp đặt mức thu nhập.
B. ấn định một nơi cư trú.
C. đầu tư phát triển kinh tế.
D. cho phép sở hữu đất đai.
Câu 11. Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ
quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước – đó là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền của công dân về khiếu nại và tố cáo. B. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin.
Câu 12. Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
trong trường hợp nào sau đây?
A. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.
B. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
C. Đăng kí hiến máu nhân đạo.
D. Tham khảo dịch vụ trực tuyến.
Câu 13. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Đóng góp ý kiến, sửa đổi Hiến pháp.
B. Bầu cử Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.
C. Tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật. D. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.
Câu 14. Trong trường hợp dưới đây, Đoàn Thanh niên Trường Trung học phổ thông C đã thực hiện nghĩa
vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?
Trường hợp. Đoạn đường đi qua cổng trường Trung học phổ thông C thường xuyên xảy ra ách tắc, gây
khó khăn cho người tham gia giao thông. Trước tình trạng đó, Đoàn Thanh niên trường đã thảo luận, đề
xuất một số phương án giải quyết, khắc phục sự việc gửi tới Ban Giám hiệu nhà trường và chính quyền
đánh giá, triển khai trên thực tế để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, nội quy của trường học,
tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
A. Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
B. Tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước.
C. Tham gia thảo luận, góp ý và biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.
D. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Câu 15. Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền
A. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự.
B. ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
C. tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
D. bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Câu 16. Khi thực hiện quyền bầu cử, công dân được quyền
A. ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương trên cả nước.
B. tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật.
C. sử dụng tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
D. lợi dụng bầu cử để tuyên truyền trái những thông tin với pháp luật.
Câu 17. Đọc trường hợp sau và cho biết: chủ thể nào đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền bầu cử của công dân?
Trường hợp. Là thành viên của Tổ bầu cử, ông V được phân công nhiệm vụ phát thẻ cử tri cho nhân dân.
Khi đến nhà anh T, ông V chỉ phát thẻ cử tri cho anh và chị D (vợ anh T) mà không phát cho bà M (mẹ
anh T). Sau khi nhận được thắc mắc ông V giải thích: Bà M không biết chữ nên ông V không ghi tên bà M
vào danh sách cử tri của xã. A. Ông V. B. Chị C. Anh T. D. Bà M.
Câu 18. Theo quy định của pháp luật, công dân đề nghị cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
điều động công tác đối với mình là thực hiện quyền A. kháng nghị. B. tố cáo. C. khiếu nại. D. trình báo.
Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về khiếu nại?
A. Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.
B. Nhận văn bản trả lời về việc thụ lí hoặc quyết định giải quyết khiếu nại.
C. Nhận thông tin về quá trình giải quyết khiếu nại bao gồm cả bí mật nhà nước.
D. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.
Câu 20. Trong trường hợp dưới đây, Trung tâm ngoại ngữ K đã thực hiện quyền khiếu nại như thế nào?
Trường hợp. Gần đây, Trung tâm Ngoại ngữ K bị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoa quyết định
thu hồi giấy phép hoạt động vì không hoạt động đúng địa điểm cấp phép và không thực hiện chế độ báo
cáo theo quy định. Trung tâm Ngoại ngữ K không đồng ý với quyết định thu hồi giấy phép nên đã làm đơn
khiếu nại gửi đến Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị xem xét lại. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kĩ,
Trung tâm Ngoại ngữ K nhận thấy quyết định đó là có căn cứ và đúng với các quy định của pháp luật nên
đã rút đơn khiếu nại.


zalo Nhắn tin Zalo