Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Cánh diều (Đề 5)

251 126 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi Giữa kì 2
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 11 Cánh diều mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(251 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD&ĐT TỈNH
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 11 ĐỀ SỐ 5
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
TÌNH YÊU – DÒNG SÔNG Vũ Quần Phương
Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em
Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển
Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện
Đời sông như đời người trên sông
Đời anh quen với lũ với dông
Với gió chạy cát bay, đá ngầm vực xoáy
Thuyền êm lướt khi sào va dưới đáy
Anh thuộc từng lòng lạch mỗi dòng trôi
Đá thượng nguồn và cát vụn ngoài khơi
Sông dạy anh cái cứng mềm của nước
Sông còn trẻ là khi sông lắm thác
Suốt đêm ngày mặt sóng cứ sôi lên
Con sông già có mặt nước trôi êm
Đáy sông phẳng nên sông thường thích ngủ
Anh muốn đi với dòng sông trẻ
Khúc sông nào cũng gợi nhớ về em
Em có về với bãi cá, bãi chim


Nơi cá đẻ, nơi chim trời đến ở
Mát dưa hấu, thơm dưa hồng, dưa bở
Nơi tay người mang màu đất phù sa
Em có về nơi dông lũ đi qua
Nơi sông đẻ ra bờ xôi, bãi mật
Sóng nuôi bãi sức trăm đời, dư dật
Bãi nuôi người, người quấn quýt bên sông
Em yêu anh có yêu được như sông
Sông chẳng theo ai, tự chảy nên dòng
Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác
Mang suối nguồn đi đến suốt mênh mông
Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông
Em có theo anh lên núi về đồng
Hạt muối mặn lên ngàn, bè tre xuôi về bến
Em có cùng lũ lụt với mưa dông
Đời sông trôi như đời người trên sông
Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể
Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa
Tin mái chèo cày trên sóng cần lao
Anh tin em khi đứng mũi chịu sào
Anh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cả
Anh yêu sông, yêu tự nguồn đến bể
Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên (NXB Văn học, 1988)


Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 2. Văn bản Tình yêu – Dòng sông được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bảy chữ B. Thơ tự do C. Thơ lục bát D. Thơ tám chữ
Câu 3. Dòng nào nói lên đề tài của văn bản Tình yêu – Dòng sông? A. Quê hương B. Gia đình C. Dòng sông D. Tình yêu
Câu 4. Xác định hình ảnh biểu tượng chứa đựng nhiều tầng nghĩa, gợi liên tưởng trong văn bản. A. Dòng sông B. Mái chèo C. Bè tre D. Bến bờ
Câu 5. Những biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau?
“Đời sông trôi như đời người trên sông
Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể
Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa
Tin mái chèo cày trên sóng cần lao”


A. So sánh, ẩn dụ, điệp từ
B. So sánh, liệt kê, điệp từ
C. Nhân hóa, liệt kê, điệp từ
D. Ẩn dụ, nhân hoa, liệt kê
Câu 6. Nhân vật trữ tình của văn bản Tình yêu – Dòng sông là người như thế nào?
A. Là người yêu đời, yêu cuộc sống
B. Là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương
C. Là người trăn trở về cuộc sống và hết lòng với tình yêu
D. Là người đang tìm định nghĩa về tình yêu
Câu 7. Dòng nào nêu đúng nội dung câu thơ “Đời sông như đời người trên sông
A. Đời sông trôi như đời người mênh mang
B. Đời người yên ả, êm đềm như dòng sông trôi
C. Đời người gắn liền với dòng sông
D. Đời người muốn thoát khỏi cuộc sống sông nước
Câu 8. Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau là:
“Anh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cả
Anh yêu sông, yêu tự nguồn đến bể
Gió về rồi nào ta kéo buồm lên”.
A. Làm nổi bật tình yêu tha thiết của nhân vật trữ tình với dòng sông; làm tăng sức
biểu đạt cho đoạn thơ.
B. Làm nổi bật tình cảm tha thiết, gắn bó của nhân vật trữ tình với người con gái;
làm tăng sức biểu đạt cho đoạn thơ.
C. Làm nổi bật và gợi cảm tình cảm và tâm tư của nhân vật trữ tình trên hành trình
đi tìm kiếm tình yêu của mình; làm tăng sức biểu đạt cho đoạn thơ.
D. Làm nổi bật hình ảnh nhân vật trữ tình với tình yêu quê hương sâu nặng, tha
thiết; làm tăng sức biểu đạt cho đoạn thơ.


zalo Nhắn tin Zalo