SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC MÔN VĂN HÓA CẤP TỈNH TẠO NĂM HỌC: 2023 - 2024 ...........
MÔN THI: HÓA HỌC – KHỐI 11 ĐỀ THI CHÍNH THỨC NGÀY THI:
Thời gian làm 90 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề thi có 3 phần, 14 trang)
Họ và tên:........................................................................ Số báo danh:...... Mã đề 888
Cho biết nguyên tử khối: H=1; C=12; N=14; O=16; Cl=35,5; Na=23; K=39; Mg=24;
Ba=137; P=31; S=32; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Br=80, Mn=55 ; F=19; I=127; Al=27. Thể
tích khí ở đkc (25oC, 1 bar) được tính theo công thức: V = n 24,79.
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 50.
Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Yếu tố nào sau đây không làm dịch chuyển cân bằng của hệ phản ứng? A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Nồng độ. D. Chất xúc tác.
Câu 2: Dung dịch (0,1M) chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. KCl.
Câu 3: Trong khí quyển Trái Đất, khí nào sau đây chiếm thể tích lớn nhất? A. O2. B. Ar. C. CO2. D. N2.
Câu 4: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố sulfur ở nhóm A. VIIA. B. VA. C. VIA. D. IVA.
Câu 5. Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. CO2, CaCO3. B. CH3Cl, C6H5Br. C. NaHCO3, NaCN. D. CO, CaC2.
Câu 6. Để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau, nhằm thu
được chất lỏng tinh khiết hơn là phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp chưng cất.
B. Phương pháp chiết
C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột.
Câu 7: Hợp chất CH3−CH3 có tên gọi là A. methane. B. ethane. C. propane. D. butane.
Câu 8. Công thức chung của các alkene là A. CnH2n+2 (n ≥ 2). B. CnH2n (n ≥ 2).
C. CnH2n−2 (n ≥ 2). D. C2nHn (n ≥ 2).
Câu 9: Cho lần lượt các chất C2H5Cl, C2H5OH, C6H5OH vào dung dịch NaOH đun nóng. Hỏi
có bao nhiêu chất tham gia phản ứng? A. Không chất nào. B. Một. C. Hai. D. Cả ba chất.
1
Câu 10. Công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n−1OH (n ≥ 3). B. CnH2n+2OH (n ≥ 1). C. CnH2n+1O (n ≥ 1). D. CnH2n+1OH (n ≥ 1).
Câu 11: Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4.
B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.
C. HNO3, NaCl và Na2SO4.
D. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2.
Câu 12: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2(g) ⇌ N2O4(g). (nâu đỏ) (không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có: A. , phản ứng toả nhiệt. B. , phản ứng toả nhiệt. C.
, phản ứng thu nhiệt. D. , phản ứng thu nhiệt.
Câu 13: Khi rút xăng, dầu ra khỏi các bồn chứa, người ta thường bơm khí nitrogen để thay thế
hoàn toàn toàn hoặc một phần không khí làm giảm nồng độ oxygen để giảm nguy cơ cháy nổ.
Tính chất nào sau đây của nitrogen được sử dụng trong trường hợp trên?
A. Nitrogen chiếm 78,1% thể tích không khí.
B. Nitrogen có tính oxi hóa mạnh ở điều kiện thường.
C. Nitrogen tác dụng được với oxygen ở nhiệt độ thường.
D. Nitrogen trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường.
Câu 14: Cho 14,874 lít N2 (đkc) tác dụng với lượng dư khí H2. Biết hiệu suất của phản ứng là
30%, khối lượng NH3 tạo thành là A. 5,58 gam. B. 6,12 gam. C. 7,8 gam. D. 8,2 gam.
Câu 15: Sau khi điều chế, khí SO2 có lẫn hơi nước được dẫn qua bình làm khô chứa các hạt
chất rắn T rồi thu vào bình chứa theo hình vẽ sau: Chất T có thể là A. KOH. B. NaOH. C. CaO. D. P2O5.
Câu 16: Trong phân tử hợp chất hữu cơ X, phần trăm khối lượng của carbon và hydrogen lần
lượt bằng 52,17 % và 13,04 %, còn lại là oxygen. Công thức đơn giản nhất của X là A. C2H2O. B. CH2O. C. C2H6O. D. CHO.
2
Câu 17: Cho ba công thức cấu tạo sau:
(X): CH3CH2CH2CH(CH3)2; (Y): CH3CH2CH(CH3)CH2CH3; (Z): (CH3)2CHCH2CH(CH3)2.
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. X, Y, Z là đồng phân vị trí mạch carbon.
B. X là đồng đẳng của Y và Z; Y và Z là đồng phân cấu tạo.
C. X, Y, Z thuộc ba dãy đồng đẳng khác nhau.
D. X và Y là đồng phân cấu tạo; Z là đồng đẳng của X và Y.
Câu 18: Phương pháp nào sau đây có thể được thực hiện để góp phần hạn chế ô nhiễm môi
trường do các phương tiện giao thông gây ra?
A. Không sử dụng phương tiện giao thông.
B. Cấm các phương tiện giao thông tại các đô thị.
C. Sử dụng phương tiện chạy bằng điện hoặc nhiên liệu xanh.
D. Sử dụng các phương tiện chạy bằng than đá.
Câu 19: Cho 0,08 mol hỗn hợp khí E gồm methane, ethene và acetylene vào dung dịch Br2 dư.
Sau thí nghiệm, dung dịch bị nhạt màu và có 0,02 mol thoát ra. Phần trăm số mol của methane trong E là A. 75%. B. 25%. C. 60%. D. 40%.
Câu 20: Số đồng phân có chứa nhân benzene phản ứng với Na, có CTPT C7H8O là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6.
Câu 21: Cho alcohol etylic tác dụng lần lượt với: Na, NaOH, KOH, CH3OH, O2, CuO,
Cu(OH)2. Số chất tham gia phản ứng là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 22: Có bao nhiêu đồng phân mạch hở ứng với CTPT C4H8O tác dụng với H2 (Ni, t°) tạo ra butan-1-ol? A. 3. B. 1. C. 6. D. 4.
Câu 23: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra aldehyde acetic là A. CH3COOH, C2H2, C2H4. B. C2H5OH, C2H4, C2H2.
C. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5.
D. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH.
Câu 24: Cho dãy chất: CuO, Na, NaOH, Ag, AgNO3/NH3, K2CO3, CH3OH, CH3COOH. Số
chất tác dụng được với formic acid: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
3
Câu 25: Cho m gam hỗn hợp ethanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam kết tủa và dung dịch chứa 17,5 gam muối ammonium
của hai acid hữu cơ. Giá trị của m là A. 9,5. B. 10,9. C. 14,3. D. 10,2.
Câu 26: Cho cân bằng: 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp
khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là
A. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
B. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
Câu 27: Thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g). Nồng độ
mol ban đầu của các chất như sau: [N2] = 1 mol/l ; [H2 ] = 1,2 mol/l. Khi phản ứng đạt cân bằng
nồng độ mol của [NH3] = 0,15 mol/l. Hiệu suất của phản ứng là A. 15%. B. 18,75%. C. 30%. D. 25%.
Câu 28: Trộn 600 mL dung dịch HNO3 0,1 M với 400 mL dung dịch Ba(OH)2 0,05 M, thu
được dung dịch X. Coi như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể, tổng nồng độ mol của các cation trong X là A. 0,04 M. B. 0,01 M. C. 0,02 M. D. 0,05 M.
Câu 29: Cho các phản ứng hóa học sau:
(a) SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr. (b) SO2 + H2S → 3S + 2H2O.
(c) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4. (d) SO2 + 2Mg → 2MgO + S.
(e) SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O.
Có bao nhiêu phản ứng trong đó SO2 là chất oxi hóa? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, -,
, Cl−. Chia dung dịch X thành hai phần
bằng nhau. Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 0,7437 lít
khí (đkc) và 1,07 gam kết tủa. Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66
gam kết tủa. Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô
cạn chỉ có nước bay hơi) A. 3,73 gam. B. 7,04 gam. C. 7,46 gam. D. 3,52 gam.
4
Đề thi HSG Hóa 11 năm 2023-2024 (Đề 7) có lời giải
116
58 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ 20 đề thi Học sinh giỏi Hóa 11 năm 2023 - 2024 chương trình sách mới và tặng kèm 12 đề HSG Hóa 11 năm 2022-2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Hóa học 11.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(116 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)