Ngày soạn: …/…/… Ngày dạy: …/…/…
BÀI 11: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Sau bài học này, HS:
- Trình bày được lợi ích của âm thanh trong cuộc sống.
- Thu thập, so sánh và trình bày được ở mức độ đơn giản thông tin về một số nhạc
cụ thường gặp (một số bộ phận chính, cách làm phát ra âm thanh).
- Trình bày được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Thực hiện các quy định giữ trật tự nơi công cộng; biết cách phòng chống ô nhiễm
tiếng ồn trong cuộc sống. 2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng
nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt
động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Vận dụng các cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống. 3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đối với giáo viên: - Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đàn ghi-ta, sáo, trống. - Hình ảnh trong SGK.
- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
2. Đối với học sinh: - SGK. - VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi
những hiểu biết đã có của HS về ích lợi và
tác hại của âm thanh đối với con người.
b. Cách thức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi:
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
+ Âm thanh mang lại những ích lợi gì cho cuộc sống?
+ Âm thanh gây hại cho con người khi nào
và làm cách nào để giảm ảnh hưởng của chúng?
- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong mô - HS trả lời:
tả cảm nhận của mình. Các HS khác lắng + Âm thanh giúp con người nghe được tiếng
nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu cô giáo giảng bài, tiếng chim hót,... có).
+ Nghe âm thanh quá lớn sẽ khiến tai bị khó
chịu, vì vậy nên chỉnh âm lượng ở mức vừa nghe.
- GV nhận xét chung, chưa chốt đúng sai - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
mà dẫn dắt vào bài học: Để biết được câu
trả lời đúng của hai câu hỏi trên, chúng ta
hãy cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay: Âm
thanh trong cuộc sống
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vai trò của âm thanh trong cuộc sống
a. Mục tiêu: HS nêu được các ích lợi của
âm thanh đối với con người và lấy được các ví dụ minh họa. b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1. - HS quan sát hình.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm - HS thực hiện yêu cầu của GV.
ra những lợi ích của âm thanh đối với con người.
- GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trả lời. Các - HS trả lời: Âm thanh giúp con người nghe
nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến được những bài hát, bản nhạc, học tập, thực bổ sung (nếu có).
hiện theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- HS lắng nghe, chữa bài.
- GV đặt câu hỏi: Nêu thêm ví dụ khác về
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
lợi ích của âm thanh.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS - HS trả lời: Âm thanh giúp con người nói
khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ chuyện được với nhau, truyền tin,... sung (nếu có).
- GV nhận xét và đưa ra kết luận: Âm - HS lắng nghe, ghi bài.
thanh mang lại nhiều lợi ích cho cuộc
sống của chúng ta. Nhờ có âm thanh,
chúng ta có thể nói chuyện được với
nhau; nghe được những bài hát, bản
nhạc; học tập; truyền tin; báo hiệu những
nguy hiểm cần tránh,…
- GV đặt câu hỏi: Những người khiếm thính - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
không nghe được âm thanh gặp khó khăn
gì trong cuộc sống? Hãy đề xuất cách giúp
họ vượt qua được khó khăn này.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS - HS trả lời: Những khó khăn của người
khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ khiếm thính như không nghe được mọi sung (nếu có).
người đang nói gì, không nghe được ca
nhạc, không nghe được cô giáo giảng bài,…
Các cách giúp người khiếm thính như: ra
hiệu bằng cử chỉ, đeo máy trợ thính, viết ra
giấy nếu người đó biết chữ,...
- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả - HS lắng nghe, chữa bài. lời đúng.
- GV đặt câu hỏi: Âm nhạc giúp ích gì cho - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
em? Em biết những loại nhạc cụ nào?
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS - HS trả lời: Âm nhạc giúp em thư giãn, giải
khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ trí. Một số loại nhạc cụ em biết: Sáo, đàn sung (nếu có).
ghi-ta, trống, đàn tranh,…
- GV nhận xét chung, chưa chốt đúng sai - HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị sang mục
mà dẫn dắt HS sang mục 2 của bài học. 2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm một số
nhạc cụ phát ra âm thanh
a. Mục tiêu: HS nhận biết được bộ phận
nào của nhạc cụ rung động thì bộ phận đó
Giáo án Bài 11 Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức): Âm thanh trong cuộc sống
805
403 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Khoa học 4.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(805 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Khoa học
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 4
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin vui lòng: 084 283 45 85
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 11: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS:
- Trình bày được lợi ích của âm thanh trong cuộc sống.
- Thu thập, so sánh và trình bày được ở mức độ đơn giản thông tin về một số nhạc
cụ thường gặp (một số bộ phận chính, cách làm phát ra âm thanh).
- Trình bày được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Thực hiện các quy định giữ trật tự nơi công cộng; biết cách phòng chống ô nhiễm
tiếng ồn trong cuộc sống.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng
nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt
động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Vận dụng các cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn
thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin vui lòng: 084 283 45 85
- Máy tính, máy chiếu.
- Đàn ghi-ta, sáo, trống.
- Hình ảnh trong SGK.
- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
2. Đối với học sinh:
- SGK.
- VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi
những hiểu biết đã có của HS về ích lợi và
tác hại của âm thanh đối với con người.
b. Cách thức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi:
+ Âm thanh mang lại những ích lợi gì cho
cuộc sống?
+ Âm thanh gây hại cho con người khi nào
và làm cách nào để giảm ảnh hưởng của
chúng?
- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong mô
tả cảm nhận của mình. Các HS khác lắng
nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu
có).
- GV nhận xét chung, chưa chốt đúng sai
mà dẫn dắt vào bài học: Để biết được câu
trả lời đúng của hai câu hỏi trên, chúng ta
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời:
+ Âm thanh giúp con người nghe được tiếng
cô giáo giảng bài, tiếng chim hót,...
+ Nghe âm thanh quá lớn sẽ khiến tai bị khó
chịu, vì vậy nên chỉnh âm lượng ở mức vừa
nghe.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin vui lòng: 084 283 45 85
hãy cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay: Âm
thanh trong cuộc sống
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC
Hoạt động 1: Vai trò của âm thanh trong
cuộc sống
a. Mục tiêu: HS nêu được các ích lợi của
âm thanh đối với con người và lấy được các
ví dụ minh họa.
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm
ra những lợi ích của âm thanh đối với con
người.
- GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trả lời. Các
nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến
bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- GV đặt câu hỏi: Nêu thêm ví dụ khác về
lợi ích của âm thanh.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS
khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ
sung (nếu có).
- GV nhận xét và đưa ra kết luận: Âm
thanh mang lại nhiều lợi ích cho cuộc
- HS quan sát hình.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS trả lời: Âm thanh giúp con người nghe
được những bài hát, bản nhạc, học tập, thực
hiện theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Âm thanh giúp con người nói
chuyện được với nhau, truyền tin,...
- HS lắng nghe, ghi bài.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin vui lòng: 084 283 45 85
sống của chúng ta. Nhờ có âm thanh,
chúng ta có thể nói chuyện được với
nhau; nghe được những bài hát, bản
nhạc; học tập; truyền tin; báo hiệu những
nguy hiểm cần tránh,…
- GV đặt câu hỏi: Những người khiếm thính
không nghe được âm thanh gặp khó khăn
gì trong cuộc sống? Hãy đề xuất cách giúp
họ vượt qua được khó khăn này.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS
khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ
sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả
lời đúng.
- GV đặt câu hỏi: Âm nhạc giúp ích gì cho
em? Em biết những loại nhạc cụ nào?
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS
khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ
sung (nếu có).
- GV nhận xét chung, chưa chốt đúng sai
mà dẫn dắt HS sang mục 2 của bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm một số
nhạc cụ phát ra âm thanh
a. Mục tiêu: HS nhận biết được bộ phận
nào của nhạc cụ rung động thì bộ phận đó
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Những khó khăn của người
khiếm thính như không nghe được mọi
người đang nói gì, không nghe được ca
nhạc, không nghe được cô giáo giảng bài,…
Các cách giúp người khiếm thính như: ra
hiệu bằng cử chỉ, đeo máy trợ thính, viết ra
giấy nếu người đó biết chữ,...
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Âm nhạc giúp em thư giãn, giải
trí. Một số loại nhạc cụ em biết: Sáo, đàn
ghi-ta, trống, đàn tranh,…
- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị sang mục
2.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin vui lòng: 084 283 45 85
phát ra âm thanh. Đồng thời nêu được cách
làm bộ phận đó rung động, tức là nêu được
cách làm phát ra âm thanh của nhạc cụ đó.
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.
- GV yêu cầu HS nêu cách làm các nhạc cụ
phát ra âm thanh.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả
lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu
ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét chung, yêu cầu HS dùng
nhạc cụ, thực hiện theo các cách đã đề xuất
và tự tìm được cách làm đúng.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong
thực hiện. Các HS khác quan sát, nhận xét,
nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả
lời đúng.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời:
+ Hình 2a: Làm dây đàn rung động.
+ Hình 2b: Làm bề mặt trống rung động.
+ Hình 2c: Làm hơi trong ống sáo rung
động.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS thực hành với nhạc cụ, đưa ra đáp án:
+ Đàn ghi-ta: Làm dây đàn rung động.
+ Trống: Làm bề mặt trống rung động.
+ Sáo: Làm hơi trong ống sáo rung động.
- HS lắng nghe, chữa bài.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin vui lòng: 084 283 45 85
- GV đặt câu hỏi: Hãy chỉ ra bộ phận phát
ra âm thanh ở mỗi nhạc cụ đó.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong
thực hiện. Các HS khác quan sát, nhận xét,
nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- GV chia lớp thành các nhóm 6, tổ chức
trò chơi “Tìm nhà thông thái”. Yêu cầu các
nhóm thu thập thông tin về một số nhạc cụ
và ghi kết quả vào bảng phụ (theo mẫu dưới
đây). Sau 5 phút nhóm nào nêu được đúng
nhiều nhạc cụ nhất thì các thành viên của
nhóm đó là nhà thông thái.
Tên nhạc
cụ
Cách làm
phát ra âm
thanh
Bộ phận
phát ra âm
thanh
?
?
?
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình
bày. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét,
nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời:
+ Đàn ghi-ta: dây đàn.
+ Trống: mặt trống.
+ Sáo: cột khí trong sáo.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe GV nêu quy tắc của trò chơi.
- HS trình bày:
Tên nhạc
cụ
Cách làm
phát ra âm
thanh
Bộ phận
phát ra âm
thanh
Đàn violin
Làm dây
rung động
Dây đàn
Kẻng
Làm mặt
kẻng rung
động
Mặt kẻng
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin vui lòng: 084 283 45 85
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có
câu trả lời đúng.
- GV yêu cầu HS chọn ra các nhạc cụ có
cách làm phát ra âm thanh giống nhau, xếp
thành ba nhóm: nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ và
nhạc cụ hơi.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả
lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu
ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét và đưa ra kết luận: Cách làm
phát ra âm thanh của nhạc cụ dây là tạo
sự rung động của dây; của nhạc cụ gõ là
tạo sự rung động của bề mặt bị gõ; của
nhạc cụ hơi là thổi làm không khí trong
ống rung động.
Hoạt động 3: Tiếng ồn và ô nhiễm tiếng
ồn
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm tiếng
ồn và ô nhiễm tiếng ồn; khám phá được các
tình huống gây ô nhiễm tiếng ồn và đề xuất
cách phòng chống ô nhiễm tiếng ồn.
b. Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm 6.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin về tiếng ồn
và ô nhiễm tiếng ồn ở SGK.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3.
Khèn
Làm cột khí
trong khèn
rung động
Cột khí
trong khèn
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời:
Nhạc cụ
dây
Nhạc cụ gõ
Nhạc cụ
hơi
Đàn violin
Kẻng
Khèn
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.
- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc bài.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin vui lòng: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu
hỏi theo kĩ thuật “Khăn trải bàn”:
+ Những người trong hình đang bị ảnh
hưởng bởi tiếng ồn gì. Vì sao những âm
thanh đó gây ra ô nhiễm tiếng ồn?
+ Đề xuất cách làm giảm tiếng ồn cho
những người ở hình 3a, 3b.
+ Đề xuất cách hạn chế ô nhiễm tiếng ồn
cho những người sống ở xung quanh khu
vực như hình 3c.
- GV quan sát hoạt động của các nhóm.
- GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trả lời. Các
nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến
bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét đưa ra đáp án:
+ Tiếng máy khoan bê tông (hình 3a); máy
cưa gỗ (hình 3b); tiếng động cơ ô tô, xe
máy (hình 3c) gây ra tiếng ồn. Các âm
thanh này to, kéo dài, lặp đi lặp lại vượt
quá mức chịu đựng của con người, gây ra
ô nhiễm tiếng ồn.
+ Ở hình 3a, đóng cửa; hình 3b, đeo bịt tai
sẽ giảm tiếng ồn.
+ Dựng các tấm cách âm hoặc trồng cây
ven đường sẽ hạn chế tiếng ồn cho những
người sống quanh khu vực hình 3c.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi bài.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin vui lòng: 084 283 45 85
- GV đặt câu hỏi:
+ Kể tên những tiếng ồn em thường nghe
thấy ở trường và ở nhà.
+ Nêu tác hại của tiếng ồn đối với con
người.
+ Em có thể làm gì để giảm tác hại của ô
nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những
người khác?
+ Khi tham quan viện bảo tàng, em sẽ nói
gì với các bạn đang thảo luận sôi nổi và
cười nói to?
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả
lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận
xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả
lời đúng.
* CỦNG CỐ
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời:
+ Tiếng còi xe, tiếng nói chuyện,...
+ Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn, sức
khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng. Tiếng ồn
có thể gây mất ngủ, đau đầu, chóng mặt,
làm tổn thương tai,… Ngoài ra tiếng ồn còn
ảnh hưởng tới năng suất, hiệu quả làm việc
và trao đổi thông tin của con người.
+ Không gây tiếng ồn ở nơi công cộng; sử
dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn
truyền đến tai; tuyên truyền, giáo dục ý thức
con người,...
+ Em sẽ khuyên các bạn nói nhỏ đề tránh
gây ra tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến người
khác.
- HS lắng nghe, chữa bài.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin vui lòng: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS tổng kết nội dung đã học.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong
trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận
xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có
câu trả lời đúng.
- GV đặt câu hỏi củng cố:
+ Khoanh vào chữ cái đầu câu đúng.
A. Âm thanh càng to càng nghe rõ.
B. Cần đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện
thăm người ốm.
C. Âm thanh không thật sự cần thiết đối
với cuộc sống con người.
D. Các con vật không cần âm thanh.
+ Làm cách nào để cái trống phát ra âm
thanh? Khi trống phát ra âm thanh thì bộ
phận nào của trống rung động?
+ Vì sao không đùa nghịch, hò hét to
trong lớp khi cô giáo tạm thời vắng mặt?
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả
lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu
ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của
HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, phát huy.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời:
+ B.
+ Gõ trống làm trống rung động phát ra âm
thanh. Khi trống phát ra âm thanh thì bề
mặt bị gõ rung động.
+ Đùa nghịch, hò hét to trong lớp khi cô
giáo tạm thời vắng mặt gây ra tiếng ồn làm
ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh đang học.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin vui lòng: 084 283 45 85
cực; nhắc nhở, động viên những HS còn
chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- Ôn tập kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong VBT.
- Yêu cầu HS thực hiện làm nhạc cụ như ở
mục “Em có thể”; cho biết em đã làm loại
nhạc cụ nào, âm thanh em nghe được khi
gõ vào các chai có giống âm thanh em
nghe được khi thổi nhẹ qua miệng chai
không.
- Tìm hiểu trước nội dung bài 12.
- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.