Giáo án Bài 11 Lịch sử 12 Cánh diều (2024): Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam

101 51 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 52 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Lịch sử 12 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử 12 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 12 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(101 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế.
- Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm
những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
- Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học
tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
- Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm, khai thác được thông tin, hình ảnh, tư
liệu lịch sử về thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính
trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế từ năm 1986 đến nay.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc
Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc
tế; Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 1
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Sưu tầm tư liệu về một thành tựu tiêu biểu của
công cuộc Đổi mới ở địa phương em. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học. 3. Phẩm chất
- Yêu nước: Trân trọng những thành tựu của đất nước trong công cuộc Đổi
mới từ năm 1986 đến nay.
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.
- Tư liệu về các thành tựu tiêu biểu trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội,
văn hóa và hội nhập quốc tế.
- Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.
- Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Thành tựu cơ
bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về nội dung chính các
giai đoạn của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát video và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa
và vai trò khi Việt Nam là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên
Hợp Quốc nhiệm kì 2008-2009 và nhiệm kì 2020-2021.
c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS sau khi xem đoạn video.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp xem video: 2
https://youtu.be/syu7Y3QSlYA?si=v6HjruA28KT-412T
https://youtu.be/5-oRBovnVmU?si=X0nF0NBuBNsF3M8p
https://youtu.be/mej26uWbduQ?si=X15sjDMOYe5q1hFD
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa và vai trò khi
Việt Nam là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
nhiệm kì 2008-2009 và nhiệm kì 2020-2021.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem đoạn video, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận sau khi xem đoạn video.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Ý nghĩa của việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc:
Nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, cho thấy sự tin
tưởng và ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và đóng góp của Việt
Nam trong việc duy trì hòa bình và an ninh toàn cầu.
Giúp Việt Nam bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia trong các vấn đề quốc tế
quan trọng, cũng như góp phần xây dựng môi trường quốc tế ổn định và an toàn.
Có cơ hội củng cố quan hệ ngoại giao với các quốc gia thành viên khác, đặc
biệt là các quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn.
+ Vai trò của việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc:
Có quyền tham gia và bỏ phiếu trong quá trình xây dựng và thông qua các
nghị quyết của Hội đồng Bảo an. 3
Có thể đề xuất các sáng kiến và biện pháp cụ thể nhằm giải quyết các xung
đột và vấn đề quốc tế, góp phần tạo ra các giải pháp hòa bình và bền vững.
Việt Nam đã và đang thúc đẩy vai trò và tiếng nói của ASEAN trong các vấn
đề toàn cầu, từ đó giúp tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế; thúc đẩy các
giá trị nhân quyền, công lý và phát triển bền vững.
Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc giải quyết các xung đột và tranh
chấp quốc tế, góp phần duy trì hòa bình và ổn định.
Việt Nam tăng cường hợp tác đa phương, tham gia tích cực vào các tổ chức
quốc tế và khu vực, từ đó mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế, chính trị.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việc Việt Nam trở thành thành viên không thường
trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không chỉ là niềm tự hào mà còn là trách
nhiệm lớn lao, thể hiện sự trưởng thành và sẵn sàng đóng góp vào cộng đồng quốc
tế. Đây cũng là thành tựu to lớn mà Việt Nam đạt được trong công cuộc Đổi mới
đất nước. Vậy, những thành tựu to lớn mà Việt Nam đạt được biểu hiện cụ thể như
thế nào? Việt Nam đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì từ công cuộc Đổi
mới đất nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài
11 – Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về thành tựu cơ bản trong công cuộc Đổi mới
Hoạt động 1.1. Tìm hiểu về thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới trên lĩnh
vực chính trị
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thành tựu cơ bản của công
cuộc Đổi mới về chính trị.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu, Hình 2 – 3, mục
Góc mở rộng, thông tin mục 1a SGK tr.65, 66 và trả lời câu hỏi: Trình bày những
thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay trên
lĩnh vực chính trị. 4


zalo Nhắn tin Zalo