Giáo án Bài 12 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo (2024): Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc

36 18 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 35 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(36 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
THỜI CẬN ĐẠI – HIỆN ĐẠI
BÀI 12: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
TRONG ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh
giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945). 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm
những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
- Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học
tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
- Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về những
hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân
tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945).
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu
của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến
Cách mạng tháng Tám năm 1945). 1
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để
xây dựng đoạn video clip tập hợp những hình ảnh và tư liệu về hoạt động đối
ngoại của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ năm 1920 đến Cách mạng
tháng Tám năm 1945 để giới thiệu với các bạn trong lớp của em. 3. Phẩm chất
- Yêu nước: Trân trọng, tự hào về những đóng góp cho phong trào giải phóng
dân tộc của các bậc tiền bối.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.
- Bản đồ thế giới.
- Tư liệu lịch sử (hình ảnh, văn bản) về hoạt động đối ngoại của các cá nhân,
các tổ chức cách mạng từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.
- Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Hoạt
động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu
thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về hoạt động đối
ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến cách
mạng tháng Tám năm 1945).
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố vui ô chữ”, HS tìm ô chữ chìa
khóa về nội dung bài học Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành
độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945). 2
c. Sản phẩm: Các từ khóa trong trò chơi về nội dung bài học Hoạt động đối ngoại
của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến cách mạng
tháng Tám năm 1945).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố vui ô chữ”.
- GV phổ biến luật chơi:
+ Tìm từ khóa nói về nội dung bài học Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong
đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945).
+ Giải ô chữ hàng ngang theo gợi ý để tìm ra ô chữ hàng dọc.
- GV lần lượt đọc các ô chữ:
Ô chữ số 1 (12 chữ cái): Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa
Mác Lê-nin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Ô chữ số 2 (3 chữ cái): Nhóm đặc biệt tình báo của Mỹ làm nhiệm vụ phối hợp tổ
chức huấn luyện quân sự, cung cấp hậu cần, y tế cho Việt Minh, thu thập thông tin
tình báo và chống quân phiệt Nhật.
Ô số 3 (11 chữ cái): Người đã chủ trương đưa học sinh sang Nhật Bản du học, tìm
sự giúp đỡ của Nhật Bản cho phong trào Đông Du.
Ô số 4 (7 chữ cái): Tờ báo của Đảng Cộng sản Pháp được Nguyễn Ái Quốc tham
gia viết bài và qua tờ báo này Nguyễn Ái Quốc đã tìm đọc Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.
Ô chữ số 5 (8 chữ cái): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau.
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một
dân tộc đã cương quyết đứng về phe……………………….chống phát xít mấy năm
nay, dân tộc đó phải được độc lập”.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, tìm câu trả lời các thông tin về ô chữ chủ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 3
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Ai xung phong nhanh nhất sẽ được GV mời trả
lời và giành điểm thưởng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 N G U Y Ễ N Á I Q U Ố C 2 O S S 3 P H A N B Ộ I C H Â U 4 N H Â N Đ O 5 Đ Ồ N G M I N H
- Ô CHỮ CHỦ ĐỀ (5 chữ cái): NGOẠI GIAO
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngày 14/1/1926, khi được mời phát biểu tại một số
sự kiện lớn ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc (lúc này có bí danh là Vương Đạt
Nhân) đã kêu gọi: “Tất cả các dân tộc bị áp bức nào, hễ cùng bị chủ nghĩa đế quốc
áp bức, thì phải cùng nhau liên hiệp lại… Không phân biệt nước nào, dân tộc nào,
tất cả hãy đứng lên chống kẻ thù chung của chúng ta!”. Đoàn kết với nhân dân thế
giới, “thêm bạn, bớt thù” là quan điểm xuyên suốt của các thế hệ người Việt Nam
để có đồng minh trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Vậy, hoạt động đối ngoại của
Việt Nam theo tinh thần trên đã diễn ra như thế nào trong giai đoạn đầu thế kỉ XX
đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài
học ngày hôm nay – Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh
giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Hoạt động đối ngoại của các nhà yêu nước Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những hoạt động đối ngoại chủ
yếu của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX. 4


zalo Nhắn tin Zalo