Giáo án Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

86 43 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: KHTN
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Sinh học - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Sinh học - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng phần học và bám sát chương trình Sách giáo khoa KHTN 6 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(86 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


BÀI 13. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 04 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức:
- Nhận biết và nêu được sự khác nhau cơ bản giữa sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào
và lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể và lấy được ví dụ minh họa.
- Phân tích được mối liên hệ giữa tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
- Nhận biết, quan sát, vẽ được hình đại diện sinh vật đơn bào.
- Nhận dạng, xác định, mô tả được các cơ quan cấu tạo cơ thể cây xanh.
- Nhận dạng, xác định được một số cơ quan ở cơ thể người. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, chủ động theo
dõi sự hướng dẫn của GV, chủ động trao đổi ý kiến với bạn để xác định rõ yêu cầu, các
nhiệm vụ, cách thức thực hiện các hoạt động học tập, chủ động thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và của nhóm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ học tập;
trao đổi kết quả quan sát, rút ra nhận xét và hoàn thiện báo cáo thu hoạch.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xác định được sinh vật đơn bào, đa bào
thường gặp trong tự nhiên; quan sát và mô tả được hình dạng, cấu tạo của đại diện sinh
vật đơn bào; nhận dạng và xác định được các cơ quan cấu tạo cơ thể cây xanh, cơ thể người.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: nhận biết và trình bày được đặc điểm của sinh vật
đơn bào, sinh vật đa bào; nhận biết được các cơ quan của cơ thể đa bào (cây xanh có hoa,
cơ thể người); trình bày, phân tích được mối liên hệ giữa các tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
- Tìm hiểu tự nhiên: thực hiện quan sát cơ thể đơn bào bằng kính hiển vi, cơ thể đa
bào bằng mắt thường và kính lúp; ghi chép lại kết quả quan sát, trình bày và phân tích
được kết quả quan sát.
- Vận dụng kiến thức: tăng cường quan sát các sinh vật trong tự nhiên, xác định
được sinh vật đơn bào, đa bào; thấy được sự thống nhất toàn vẹn của tổ chức cơ thể sinh
vật, sự thích nghi của sinh vật với môi trường từ đó chủ động, tích cực bảo vệ môi trường
sống và các loài sinh vật. 3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập. 1
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập của
cá nhân và phối hợp tích cực với các thành viên trong nhóm.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả dựa theo quan sát.
- Yêu động vật, tích cực, chủ động bảo vệ môi trường sống của động vật và các loài động vật có ích.
- Nhân ái: tôn trọng cơ thể của bản thân và của mọi người, chủ động giữ gìn vệ sinh
cơ thể và vệ sinh môi trường, góp phần bảo vệ cuộc sống của con người.
II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình ảnh:
+ Một số sinh vật đơn bào, đa bào; trùng giày (hình dạng, hoạt động sống).
+ Sơ đồ mô tả các cấp độ tổ chức từ tế bào đến cơ thể ở cây xanh.
+ Sơ đồ mô tả các cấp độ tổ chức của cơ thể người.
+ Một số loại mô ở cây xanh và ở người.
- Mô hình: cơ thể người, một số cơ quan ở cây xanh.
- Mẫu vật: dịch nấm men, mẫu cây xanh: cây rau cải, cây rau mồng tơi,…(tùy địa
phương và khả năng sưu tầm mẫu của HS, GV).
- Kính hiển vi, kính lúp, đĩa đồng hồ, lam kính và lamen, giấy thấm.
- Dung dịch và hóa chất: lọ đựng dịch huyền phù nấm men, lọ nước cất, lọ đựng xanh methylene.
- Phiếu học tập, phiếu báo cáo thu hoạch.
III. Tiến trình dạy học 1.
Hoạt động 1: Xác định nội dung, nhiệm vụ bài học a) Mục tiêu:
- Xác định được các nhiệm vụ, nội dung cơ bản sẽ tìm hiểu trong bài học. b) Nội dung:
- HS dựa vào hiểu biết hiện có, trả lời câu hỏi, tạo mối quan tâm và mong muốn tìm
hiểu về cơ thể sinh vật.
c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- HS đưa ra ý kiến dựa trên hiểu biết hiện có của HS về cơ thể sinh vật: cho VD về
cơ thể sống, xác định cơ thể đơn bào hay đa bào, giải thích.
- Nêu rõ được các nhiệm vụ, nội dung tìm hiểu trong bài học:
+ Nhận dạng và phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào.
+ Tìm hiểu tổ chức cơ thể đa bào, các cấp độ: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể.
+ Quan sát và tìm hiểu đặc điểm của cơ thể đơn bào, đa bào thông qua một số đại
diện: cơ thể đơn bào (vd: nấm men), đại diện cơ thể đa bào (cây xanh và con người).
d) Tổ chức thực hiện:
- GV nêu câu hỏi, tạo tình huống:
+ Kể tên 3 đại diện sinh vật mà em biết. Hãy cho biết chúng có cấu tạo đơn bào hay đa bào.
+ Quan sát hình 13.1. Một số sinh vật, hãy xác định: sinh vật đơn bào- sinh vật đa
bào. Hãy đưa ra lý do giúp em xác định được như vậy? 2
- HS liên hệ thực tế, dựa vào vốn hiểu biết trả lời câu hỏi.
- GV ghi lại ý kiến của HS  dẫn dắt để HS quan tâm, xác định được nội dung tìm
hiểu trong bài học: Trên trái đất của chúng ta, sinh vật có sự đa dạng, phong phú. Tuy
nhiên có thể chia chúng thành 2 nhóm: sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào. Vậy sinh vật
đơn bào, sinh vật đa bào có đặc điểm như thế nào? Các ý kiến của các em nêu ra có đúng
hoàn toàn không? Tổ chức sống từ tế bào đến cơ thể được thể hiện như thế nào? 2.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Nhận dạng, phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào a) Mục tiêu:
- Nhận biết và nêu được sự khác nhau cơ bản giữa sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào
và lấy được ví dụ minh họa. b) Nội dung:
- HS theo nhóm: quan sát hình 13.2 và hình ảnh về trùng giày, tìm hiểu về sinh vật
đơn bào và sinh vật đa bào  hoàn thiện phiếu học tập 1. c) Sản phẩm:
- Phiếu học tập 1 đã hoàn thiện theo từng nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ học tập: thực hiện theo nhóm:
+ Quan sát hình 13.2 và hình ảnh về trùng giày, đại diện cơ thể đa bào, tìm hiểu về
sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào.
+ Thảo luận nhóm, điền thông tin thích hợp, hoàn thiện Phiếu học tập số 1.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung
(HS giải thích rõ thế nào là tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực theo hiểu biết, quan sát và suy luận). - Kết luận:
+ GV giải thích thêm đặc điểm tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực- nếu cần.
+ Đáp án Phiếu học tập 1: Bảng: Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào: Tiêu chí Sinh vật đơn bào Sinh vật đa bào Số lượng tế bào 1 Nhiều Số loại tế bào
1 (Các hoạt động sống được Nhiều loại với hình dạng, cấu
thực hiện trong khuôn khổ 1 tế tạo khác nhau và thực hiện bào) chức năng khác nhau.
Cấu tạo từ tế bào - Có đại diện cấu tạo từ tế bào Từ tế bào nhân thực
nhân sơ hay tế bào nhân sơ (vi khuẩn). nhân thực
- Có đại diện cấu tạo từ tế bào
nhân thực (trùng giày, trùng biến hình,…) Ví dụ
Trùng biến hình, các loài vi Cây phượng, con gà,… khuẩn,…
+ HS đọc hiểu mục Em có biết SGK tr 88.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu tổ chức cơ thể đa bào: 3 a) Mục tiêu:
- Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể và lấy được ví dụ minh họa.
- Phân tích được mối liên hệ giữa tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể ở sinh vật đa bào. b) Nội dung:
- HS quan sát hình 13.3, hình 13.4, 13.5, thảo luận theo cặp- 2 HS cùng bàn, thực
hiện các yêu cầu tương ứng (Phiếu học tập số 2). c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của các nhóm HS, có thể là:
+ Với yêu cầu 1: Quan sát hình 13.3, liệt kê các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh
theo thứ tự từ thấp đến cao: Tế bào Mô Cơ quan  Hệ cơ quan Cơ thể.
+ Với yêu cầu 2: Quan sát các hình trong hình 13.4, sắp xếp các hình đó theo cấp độ
tổ chức của cơ thể người từ thấp đến cao và gọi tên của các cấp độ đó: hình c (tế bào) 
hình d (mô)  hình b (cơ quan)  hình a (hệ cơ quan).
+ Với yêu cầu 3: Quan sát các loại mô trong hình 13.4, 13.5:
 Hình dạng, kích thước của các tế bào trong từng loại mô có sự giống nhau.
 Một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh: mô giậu, mô xốp, mô bì.
 Một số loại mô cấu tạo nên ruột non ở người: mô liên kết, mô cơ, mô biểu bì.
+ Với yêu cầu 4: Quan sát hình 13.3, 13.4, kể tên một số cơ quan:
 Trong hệ chồi của cây: thân, lá, hoa.
 Trong hệ tiêu hóa của người: thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, gan,…
- Ý kiến nhận xét của HS  HS khái quát, trả lời:
 Yêu cầu 5: Nêu các khái niệm và viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa tế bào,
mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể (Tế bào Mô Cơ quan  Hệ cơ quan Cơ thể).
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ học tập: thực hiện theo cặp- 2 HS cùng bàn, hoàn thiện các yêu
cầu trong phiếu học tập số 2:
+ Quan sát các hình 13.3, 13.4, 13.5 – tr 88, 89 trả lời các yêu cầu tương ứng:
 Yêu cầu 1: Quan sát hình 13.3, liệt kê các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh theo
thứ tự từ thấp đến cao.
 Yêu cầu 2: Quan sát các hình trong hình 13.4, sắp xếp các hình đó theo cấp độ tổ
chức của cơ thể người từ thấp đến cao và gọi tên của các cấp độ đó
 Yêu cầu 3: Quan sát các loại mô trong hình 13.4, 13.5: Nhận xét hình dạng, kích
thước của các tế bào trong từng loại mô; kể tên các loại mô cấu tạo nên ruột non ở người.
 Yêu cầu 4: Quan sát hình 13.3, 13.4, kể tên một số cơ quan trong hệ chồi của cây
xanh, hệ tiêu hóa của người.
- HS thảo luận theo cặp, quan sát, phân tích hình ảnh, nêu ý kiến.
- Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm nêu ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung 4


zalo Nhắn tin Zalo