Trường: ............................
Họ và tên giáo viên: .....................
Tổ: .................................
Ngày soạn: .......................
Ngày dạy: ......................... Lớp: 12................
Bài 2. Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp
Số tiết: 1 (tiết 3)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
- Nêu được một số hoạt động lâm nghiệp cơ bản.
- Nêu được các đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp.
2. Phát triển phẩm chất và năng lực
2.1 Phẩm chất
- Chăm chỉ: chăm học, ham học, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng internet để
mở rộng hiểu biết về hoạt động lâm nghiệp cơ bản.
- Trách nhiệm: phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.
2.2 Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: tham khảo SGK và các tài liệu liên quan để thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm trao đổi, tranh luận để tìm hiểu bài học.
2.3 Năng lực công nghệ
- Giao tiếp công nghệ: phối hợp với bạn bè trong hoạt động nhóm.
- Đánh giá công nghệ: xác định được một số hoạt động lâm nghiệp.
- Sử dụng công nghệ: phân tích được nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên rừng và giải pháp khắc phục.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị - Máy tính.
- Tranh ảnh, video giới thiệu về một số hoạt động lâm nghiệp cơ bản. 2. Học liệu
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu liên quan. - Phiếu học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giảng giải, đàm thoại
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Câu hỏi: Trình bày yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp? 3. Tiến trình
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) (4 phút)
Mục tiêu: tạo sự hứng thú, kích thích tò mò, tạo tâm thế cho HS bước vào bài học.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dẫn nhập ở đầu
bài: Hãy kể tên của các hoạt động lâm nghiệp có trong Hình 2.1.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát Hình 2.1 SGK theo yêu cầu của GV và suy nghĩ câu trả lời.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về một số hoạt động lâm nghiệp cơ bản (14 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các hoạt động lâm nghiệp cơ bản như quản lí rừng,
bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu học sinh hoạt
động nhóm, tham khảo SGK để thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về hoạt động quản lí rừng.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ rừng.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về hoạt động phát triển rừng.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về hoạt động sử dụng rừng
+ Nhóm 5: Tìm hiểu về hoạt động chế biến và thương mại lâm sản.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi nhóm để thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút.
+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
I. Một số hoạt động lâm nghiệp cơ bản. 1. Quản lí rừng
- Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, tổ chức quản lí, bảo vệ rừng, đảm bảo mọi
diện tích rừng đều có chủ.
- Chủ rừng phải thực hiện quản lí rừng bền vững; có trách nhiệm quản lí. Bảo vệ,
phát triển, sử dụng rừng theo quy chế quản lí rừng. 2. Bảo vệ rừng
- Chống tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên rừng.
- Phòng chống sâu hại rừng.
- Phòng chống bệnh hại rừng.
- Phòng cháy, chữa cháy rừng. 3. Phát triển rừng - Trông rừng mới.
- Trồng lại rừng sau khai thác, bị thiệt hại do thiên tai.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng.
- Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt. 4. Sử dụng rừng
- Bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, di tích lịch sưt – văn hóa, ...
- Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, ... - Cung cấp lâm sản
- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
- Cung cấp dịch vụ môi trường rừng.
5. Chế biến và thương mại lâm sản
- Hỗ trợ hoạt động xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
- Cung cấp thông tin thị trường lâm sản trong nước và quốc tế.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp (15 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS hoạt động
nhóm, tham khảo SGK để thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về ngành sản xuất kinh doanh có chu kì dài.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về quá trình tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với quá trình tái sản xuất kinh tế.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về địa bàn sản xuất lâm nghiệp thường có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi nhóm để hoàn thành nhiệm vụ trong 5 phút.
+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Giáo án Bài 2: Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp Công nghệ 12 Cánh diều
11
6 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Công nghệ 12 Cánh diều.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(11 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)