Giáo án Bài 2 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo (2024): Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

504 252 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Địa Lý
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Địa lí 10 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Địa lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Địa lí 10 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(504 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Ngày soạn: …. /…. /….
BÀI 2 (1 tiết). PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ
VÀ TRONG ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Sử dụng được bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ khả năng giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua
các hoạt động cá nhân/nhóm.
+ Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện thái
độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động
nhân/cặp/nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết xác định làm thông tin từ
nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ,…
* Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học địa lí:
+ Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian:
> Biết lựa chọn và sử dụng các bản đồ phù hợp với mục đích sử dụng.
> Phân tích được ý nghĩa của bản đồ đối với tự nhiên, kinh tế - hội an ninh
quốc phòng.
> Xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng địa lí thông qua bản đồ.
- Tìm hiểu địa lí:
+ Sử dụng các công cụ địa lí:
> Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh, bản đồ, Atlat…
> Biết đọc và sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam.
> Biết thực hiện được một số tính toán đơn giản: hệ thống kinh tuyến, tỉ lệ bản
đồ…
+ Biết khai thác Internet phục vụ trong việc học tập môn Địa lí.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Cập nhật thông tin liên hệ thực tế: Tìm kiếm được các thông tin nguồn số
liệu tin cậy về các nội dung được thể hiện trên các bản đồ cụ thể.
+ Vận dụng tri thức địa giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Vận dụng được các
kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến lựa chọn sử
dụng bản đồ phù hợp với từng mục đích sử dụng.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Nhân ái: mối quan hệ hài hòa với người khác. Tôn trọng khả năng nhận thức
của mỗi người.
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi
khó khăn để xây dựng thực hiện kế hoạch học tập. ý chí vượt qua khó khăn để
hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói hành động của bản thân khi tham gia
các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, tranh ảnh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Trình bày về phương pháp hiệu trong thể hiện các đối tượng địa lí trên
bản đồ.
Gợi ý:
- Dùng để biểu hiện các đối tượng địa phân bố theo những điểm cụ thể như: các
sân bay, nhà máy điện, mỏ khoáng sản, các loại cây trồng,…
- Người ta đặt các kí hiệu chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. Có
3 loại dạng kí hiệu:
+ Kí hiệu hình học
+ Kí hiệu chữ
+ Kí hiệu tượng hình
- Biểu hiện được vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng,… của đối tượng địa
lí.
3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục tiêu: HS nhớ lại những kiến thức về bản đồ đã được học.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Hãy kể tên một số ứng dụng của bản đồ trong học tập và đời sống mà em
biết?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên sở đó dẫn dắt
HS vào bài học mới.
Bản đồ phương tiện trực quan sinh động của môn Địa lí. Việc sử dụng tốt các
loại bản đồ giúp học sinh chủ động, tích cực trong việc tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng
địa lí, đồng thời còn giúp hình thành phát triển năng lực địa lí. Ngoài ra, bản đồ còn
được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Vây, làm thế nào để sử dụng được các
loại bản đồ trong học tập địa lí và đời sống?
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu sử dụng bản đồ trong học tập địa lí
a) Mục tiêu: HS biết sử dụng bản đồ trong học tập địa lí.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo cặp để tìm hiểu sử
dụng bản đồ trong học tập địa lí.
* Câu hỏi: Dựa vào hình 2, em hãy:
+ Kể tên một số dãy núi có hướng tây bắc-đông nam ở nước ta?
+ Xác định các khu vực địa hình có độ cao dưới 50 m?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ
Việc sử dụng bản đồ trong học tập địa giúp tìm hiểu kiến thức về tự nhiên, kinh
tế-xã hội và rèn luyện cácnăng đọc bản đồ, vẽ lược đồ, tính toán, so sánh, nhận xét,
phân tích,… Để sử dụng hiệu quả bản đồ, ta cần phải tiến hành:
- Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ.
- Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung hay mục đích cần tìm hiểu.
- Định hướng những nội dung cần khai thác từ bản đồ, sau đó lần lượt khai thác từng
nội dung. Để khai thác tốt từng nội dung, chúng ta cần tìm hiểu hệ thống hiệu bản
đồ, tỉ lệ bản đồ; xích đạo vĩ độ, kinh độ và phương hướng trên bản đồ; phân tích các số
liệu và biểu đồ trên bản đồ (nếu có).
Ngoài ra, khi sử dụng bản đồ cần phải hiểu mối quan hệ tương hỗ nhân quả
giữa các đối tượng địa lí, đồng thời phải biết phát triển tư duy không gian.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu
biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm
việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu sử dụng bản đồ trong đời sống
a) Mục tiêu: HS biết sử dụng bản đồ trong đời sống.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo nhóm để tìm hiểu sử
dụng bản đồ trong đời sống.
* Nhóm 1, 3: Em hãy sử dụng bản đồ số trên thiết bị điện tử kết nối internet để
xác định vị trí hiện tại của bản thân và chia sẻ vị trí đó với bạn của em?
* Nhóm 2, 4: Dựa vào thông tin trong bài em hãy trình bày cách tìm đường đi trên
bản đồ truyền thống?
* Nhóm 3, 6: Em hãy tính khoảng cách từ địa điểm A đến địa điểm B (theo đường
chim bay), biêt khoảng cách đo được trên bản đồ là 5 cm và bản đồ có tỉ lệ 1:200000?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG ĐỜI SỐNG
- Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Trong sinh hoạt hằng ngày, bản đồ dùng để xác định vị trí; tìm đường đi; tính khoảng
cách; xem dự báo thời tiết,…
- Trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ hay các dự án, quy hoạch phát triển vùng, việc
xây dựng các công trình thủy lợi, các trung tâm công nghiệp, các tuyến đường giao
thông hay thiết kế các chương trình du lịch,…
- Đối với lĩnh vực quân sự, để xây dựng các phương án tác chiến, lợi dụng địa hình, địa
vật trong phòng thủ và tấn công,…
1. Xác định vị trí
- Việc xác định vị trí địa của một người, một vật hay một địa điểm trên bản đồ chủ
yếu dựa vào hệ thống lưới kinh, tuyến, từ đó xác định được tọa độ địa chỉ ra vị
trí.
- Đối với các bản đồ số, việc xác định vị trí phải dựa vào hệ thống định vị toàn cầu
(GPS).
2. Tìm đường đi
- Bước 1: chọn bản đồ hành chính hoặc bản đồ giao thông có địa danh bạn cần tìm.
- Bước 2: xác định vị trí xuất phát và điểm đến trên bản đồ.
- Bước 3: xác định lộ trình bằng cách chọn tuyến đường gần nhất nối vị trí xuất phát và
điểm đến.
Ngày nay, việc tìm đường đi trở nên dễ dàng thuận tiện hơn nhờ các bản đồ số
được cài đặt trên thiết bị điện tử.
3. Tính khoảng cách địa lí
- Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trên bản đồ.
- Căn cứ vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách trên thực tế.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm
hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành yêu
cầu.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm
việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong bài học.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK, Internet và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Em hãy trình bày cách tìm đường đi từ nhà em đến trường bằng bản đồ
truyền thống hoặc bản đồ số?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Gợi ý:
Sử dụng điện thoại, laptop, máy tính bảng,… có kết nối internet, vào hệ thống định vị
GPS để xác định đường đi.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án kiến
thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK, Internet và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Em hãy sưu tầm một bản đồ du lịch Việt Nam, xác định quãng đường đi
từ bãi biển Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đến Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) và vẽ lại thành
một bản đồ mô phỏng thể hiện một số điểm du lịch trên đường đi?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Gợi ý:
- Học sinh sưu tầm và thực hiện theo yêu cầu.
- Ví dụ trên bản đồ số:
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và nêu suy nghĩ của bản thân.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Củng cố, dặn dò:
GV củng cố bài học bằng đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn trình chiếu,
nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85

Mô tả nội dung:



Ngày soạn: …. /…. /….
BÀI 2 (1 tiết). PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ VÀ TRONG ĐỜI SỐNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:
- Sử dụng được bản đồ trong học tập địa lí và đời sống. 2. Năng lực: * Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Có khả năng giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua
các hoạt động cá nhân/nhóm.
+ Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái
độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ
nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ,…
* Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học địa lí:
+ Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian:
> Biết lựa chọn và sử dụng các bản đồ phù hợp với mục đích sử dụng.
> Phân tích được ý nghĩa của bản đồ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
> Xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng địa lí thông qua bản đồ. - Tìm hiểu địa lí:
+ Sử dụng các công cụ địa lí:
> Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh, bản đồ, Atlat…
> Biết đọc và sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam.
> Biết thực hiện được một số tính toán đơn giản: hệ thống kinh vĩ tuyến, tỉ lệ bản đồ…
+ Biết khai thác Internet phục vụ trong việc học tập môn Địa lí.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số
liệu tin cậy về các nội dung được thể hiện trên các bản đồ cụ thể.
+ Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Vận dụng được các
kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến lựa chọn và sử
dụng bản đồ phù hợp với từng mục đích sử dụng. 3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác. Tôn trọng khả năng nhận thức của mỗi người.
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi
và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để
hoàn thành các nhiệm vụ học tập.


- Trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia
các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị:
Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, tranh ảnh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Trình bày về phương pháp ký hiệu trong thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Gợi ý:
- Dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể như: các
sân bay, nhà máy điện, mỏ khoáng sản, các loại cây trồng,…
- Người ta đặt các kí hiệu chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. Có 3 loại dạng kí hiệu: + Kí hiệu hình học + Kí hiệu chữ + Kí hiệu tượng hình
- Biểu hiện được vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng,… của đối tượng địa lí.
3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục tiêu: HS nhớ lại những kiến thức về bản đồ đã được học.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Hãy kể tên một số ứng dụng của bản đồ trong học tập và đời sống mà em biết?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Bản đồ là phương tiện trực quan sinh động của môn Địa lí. Việc sử dụng tốt các
loại bản đồ giúp học sinh chủ động, tích cực trong việc tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng
địa lí, đồng thời còn giúp hình thành và phát triển năng lực địa lí. Ngoài ra, bản đồ còn
được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Vây, làm thế nào để sử dụng được các
loại bản đồ trong học tập địa lí và đời sống?



HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu sử dụng bản đồ trong học tập địa lí
a) Mục tiêu: HS biết sử dụng bản đồ trong học tập địa lí.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo cặp để tìm hiểu sử
dụng bản đồ trong học tập địa lí.
* Câu hỏi: Dựa vào hình 2, em hãy:
+ Kể tên một số dãy núi có hướng tây bắc-đông nam ở nước ta?
+ Xác định các khu vực địa hình có độ cao dưới 50 m?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ
Việc sử dụng bản đồ trong học tập địa lí giúp tìm hiểu kiến thức về tự nhiên, kinh
tế-xã hội và rèn luyện các kĩ năng đọc bản đồ, vẽ lược đồ, tính toán, so sánh, nhận xét,
phân tích,… Để sử dụng hiệu quả bản đồ, ta cần phải tiến hành:
- Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ.
- Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung hay mục đích cần tìm hiểu.
- Định hướng những nội dung cần khai thác từ bản đồ, sau đó lần lượt khai thác từng
nội dung. Để khai thác tốt từng nội dung, chúng ta cần tìm hiểu hệ thống kí hiệu bản
đồ, tỉ lệ bản đồ; xích đạo vĩ độ, kinh độ và phương hướng trên bản đồ; phân tích các số
liệu và biểu đồ trên bản đồ (nếu có).
Ngoài ra, khi sử dụng bản đồ cần phải hiểu rõ mối quan hệ tương hỗ và nhân quả
giữa các đối tượng địa lí, đồng thời phải biết phát triển tư duy không gian.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu
biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm
việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.


Hoạt động 2.2. Tìm hiểu sử dụng bản đồ trong đời sống
a) Mục tiêu: HS biết sử dụng bản đồ trong đời sống.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo nhóm để tìm hiểu sử
dụng bản đồ trong đời sống.
* Nhóm 1, 3: Em hãy sử dụng bản đồ số trên thiết bị điện tử có kết nối internet để
xác định vị trí hiện tại của bản thân và chia sẻ vị trí đó với bạn của em?
* Nhóm 2, 4: Dựa vào thông tin trong bài em hãy trình bày cách tìm đường đi trên bản đồ truyền thống?
* Nhóm 3, 6: Em hãy tính khoảng cách từ địa điểm A đến địa điểm B (theo đường
chim bay), biêt khoảng cách đo được trên bản đồ là 5 cm và bản đồ có tỉ lệ 1:200000?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG ĐỜI SỐNG
- Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Trong sinh hoạt hằng ngày, bản đồ dùng để xác định vị trí; tìm đường đi; tính khoảng
cách; xem dự báo thời tiết,…
- Trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ hay các dự án, quy hoạch phát triển vùng, việc
xây dựng các công trình thủy lợi, các trung tâm công nghiệp, các tuyến đường giao
thông hay thiết kế các chương trình du lịch,…
- Đối với lĩnh vực quân sự, để xây dựng các phương án tác chiến, lợi dụng địa hình, địa
vật trong phòng thủ và tấn công,… 1. Xác định vị trí
- Việc xác định vị trí địa lí của một người, một vật hay một địa điểm trên bản đồ chủ
yếu dựa vào hệ thống lưới kinh, vĩ tuyến, từ đó xác định được tọa độ địa lí và chỉ ra vị trí.
- Đối với các bản đồ số, việc xác định vị trí phải dựa vào hệ thống định vị toàn cầu (GPS). 2. Tìm đường đi
- Bước 1: chọn bản đồ hành chính hoặc bản đồ giao thông có địa danh bạn cần tìm.
- Bước 2: xác định vị trí xuất phát và điểm đến trên bản đồ.
- Bước 3: xác định lộ trình bằng cách chọn tuyến đường gần nhất nối vị trí xuất phát và điểm đến.
 Ngày nay, việc tìm đường đi trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn nhờ các bản đồ số
được cài đặt trên thiết bị điện tử.
3. Tính khoảng cách địa lí
- Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trên bản đồ.
- Căn cứ vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách trên thực tế.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm
hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành yêu cầu.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.


zalo Nhắn tin Zalo