Giáo án Bài 20 Lịch sử 9 Kết nối tri thức (2024): Châu Á từ năm 1991 đến nay

132 66 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 9 Kết nối tri thức.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(132 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


BÀI 20. CHÂU Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
(Thời gian thực hiện: 02 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức.
- Giới thiệu được sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Đông Bắc Á
(Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) từ năm 1991 đến nay.
- Mô tả được quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay và những
nét chính của Cộng đồng ASEAN. 2. Năng lực. 2.1. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học qua việc đọc SGK, trả lời câu hỏi hoặc tìm hiểu bài
trước khi đến lớp theo hướng dẫn của GV.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động thảo luận nhóm hoặc cặp đôi để
thực hiện các nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực đặc thù.
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: nhận diện được các tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình
ảnh.), biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để giới thiệu được sự phát triển
kinh tế - xã hội của các nước Đông Bắc Á từ năm 1991 đến nay; mô tả được
quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay và những nét chính của Cộng đồng ASEAN.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận
để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học để đề xuất được những việc làm để góp
phần xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh và phát triển. 3. Phẩm chất.
- Bồi dưỡng các phẩm chất: nỗ lực, kiên trì vượt khó, sáng tạo (học tập từ nhân
dân các nước Hàn Quốc, Nhật Bản trong công cuộc xây dựng đất nước).
- Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết trong Cộng đồng ASEAN, trách nhiệm trong
xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN. 1
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Một số tư liệu, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Computer, projector hoặc smart tivi, internet...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động mở đầu. a) Mục tiêu
Kết nối những điều HS đã biết với những điều HS chưa biết, tạo tâm thế hứng
khởi, kích thích sự tò mò của HS để dẫn dắt vào bài mới.
b) Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV sử dụng phần Mở đầu trong SGK để tổ chức vào bài học.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận. GV gọi 1 - 2 HS trả lời.
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài học, đưa ra thông điệp về mục tiêu bài học,
định hướng nhiệm vụ học tập chủ yếu cho HS.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới..
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các nước Đông Bắc Á từ năm 1991 đến nay. a) Mục tiêu.
HS giới thiệu được sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.
b) Tổ chức thực hiện.
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về Nhật Bản.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV chia lớp thành 3 nhóm, thực hiện các nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế Nhật Bản từ năm 1991 đến
năm 2021? Giới thiệu sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản từ năm 1991 2 đến nay.
+ Nhóm 2: Khai thác biểu đồ hình 20.4, em có nhận xét gì về sự tăng trưởng
GDP của Hàn Quốc từ năm 1991 đến năm 2021? Giới thiệu sự phát triển kinh
tế - xã hội của Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay.
+ Nhóm 3: Hãy giới thiệu sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm đọc khai thác thông tin SGK để trả lời.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- GV mời các nhóm báo cáo kết quả, tương tác góp ý hoàn thiện nội dung.
- Nội dung trình bày của các nhóm nêu được:
+ Nhóm 1: HS nêu được nhận xét chung: Nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1991
đến năm 2021 vẫn chưa thoát khỏi trì trệ, xen lẫn giữa suy thoái và tăng trưởng
yếu ớt, mức độ tăng trưởng GDP chậm và không ổn định. Từ năm 1991 đến nay
Nhật Bản là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới, có chất lượng cuộc
sống cao, chỉ số HDI ở mức cao, chi tiêu cho y tế cao và có xu hướng tăng.
+ Nhóm 2: GV hướng dẫn HS khai thác biểu đồ, có sự so sánh với biểu đồ hình
20.3 để’ rút ra nhận xét: sự tăng trưởng GDP của Hàn Quốc cao và ổn định hơn
Nhật Bản. GDP của Hàn Quốc ở các mốc sau đều cao hơn hẳn so với mốc
trước, ngược lại Nhật Bản có mốc sau thấp hơn mốc trước (năm 2021 thấp hơn
năm 2010). Trong 30 năm (1991 - 2021), GDP của Nhật Bản chỉ tăng gần 1,4
lần, còn Hàn Quốc tăng tới 5,5 lần.
+ Nhóm 3: GV hướng dẫn HS khai thác biểu đồ 20.6 để thấy được sự phát triển
nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc: cụ thể là tốc độ tăng trưởng GDP:
trong 30 năm (1991 - 2021), GDP của Nhật Bản chỉ tăng gần 1,4 lần, Hàn Quốc
tăng 5,5 lần, còn Trung Quốc tăng 46,5 lần. Đây là một thành tựu lớn chứng tỏ
sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội của Trung Quốc từ sau năm 1991.
Bước 4: Kết luận và chốt kiến thức
GV nhận xét và chốt kiến thức cần đạt của từng nhiệm vụ.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình phát triển của ASEAN năm 1991 3 đến nay
2.2.1. Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ASEAN từ “ASEAN 6”phát triển thành “ASEAN 10” a) Mục tiêu.
HS trình bày được quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1991 đến nay.
b) Tổ chức thực hiện.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong SGK để hoàn
thành Phiếu học tập về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1991
đến nay (theo gợi ý dưới đây).
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS đọc thông tin trong bài, ghi lại ý trả lời vào Phiếu học tập.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV gọi đại diện 2 HS lên trình bày, các HS khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận và chốt kiến thức
GV nhận xét câu trả lời, có thể mở rộng nêu các sự kiện chính trị, kinh tế, xã
hội, quốc phòng an - ninh quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN giai đoạn này và chốt ý.
2.2.2. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu Cộng đồng ASEAN từ năm 2015 đến nay. a) Mục tiêu.
HS trình bày được những nét chính về sự thành lập, mục tiêu, trụ cột chính, ý
nghĩa của Cộng đồng ASEAN. 4


zalo Nhắn tin Zalo