Giáo án Bài 22 Lịch sử 9 Kết nối tri thức (2024): Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá

224 112 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 9 Kết nối tri thức.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(224 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


CHƯƠNG 7. CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT
VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ
BÀI 22. CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT
VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ
(Thời gian thực hiện: 02 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức.
- Mô tả được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật trên thế
giới và ảnh hưởng của cuộc cách mạng đó đến Việt Nam.
- Trình bày được những nét cơ bản về xu hướng toàn cầu hoá và đánh giá được
tác động của toàn cầu hoá đối với thế giới và Việt Nam. 2. Năng lực. 2.1. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động
nhóm, trao đổi, thảo luận về nội dung của bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ
học tập và tìm cách giải quyết chúng.
2.2. Năng lực đặc thù.
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: nhận diện được các tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình
ảnh,...), biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về thành tựu của cuộc
cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá.
- Năng lực nhận thức lịch sử: mô tả được những thành tựu chủ yếu của cách mạng
khoa học - kĩ thuật trên thế giới và ảnh hưởng của cuộc cách mạng đó đến Việt
Nam; trình bày được những nét cơ bản về xu hướng toàn cầu hoá và đánh giá
được tác động của toàn cầu hoá đối với thế giới và Việt Nam. 3. Phẩm chất.
Thông qua bài học, HS nhận thức được trách nhiệm đối với công cuộc công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước hiện nay để bồi đắp phẩm chất chăm chỉ, ý 1
thức vươn lên với tinh thần không ngừng học hỏi, đổi mới nhằm chiếm lĩnh và
sáng tạo những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Tôn trọng sự
đa dạng của văn hoá nhân loại, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân toàn cầu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Hình ảnh, tư liệu liên quan đến những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
- Bảng thống kê các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu
vực thiết kế trên phần mềm Powerpoint.
- Computer, projector hoặc smart tivi, internet...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động mở đầu. a) Mục tiêu
Kết nối những điều HS đã biết với những điều HS chưa biết, tạo tâm thế hứng
khởi, kích thích sự tò mò của HS để dẫn dắt vào bài mới.
b) Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- Phương án 1: GV sử dụng phần Mở đầu trong SGK để dẫn dắt vào bài học.
- Phương án 2: GV cho HS quan sát hình ảnh rô-bốt Xô-phi-a và thực hiện yêu
cầu: Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về sự kiện rô-bốt Xô-phi-a tham gia Diễn đàn
cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 ở Hà Nội năm 2018. Em có suy
nghĩ như thế nào về rô-bốt Xô-phi-a và sự kiện trên?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS quan sát hình ảnh và chia sẻ những điều mình biết.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV gọi 2 - 3 HS lần lượt chia sẻ, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung thêm thông tin (nếu có).
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
GV nhận xét hoạt động của cá nhân HS và trao đổi của cả lớp. Sau đó, GV chuẩn
kiến thức và dẫn dắt vào bài học mới. 2
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới..
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
và ảnh hưởng đối với Việt Nam.
2.1.1. Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật a) Mục tiêu.
HS mô tả được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật trên thế giới.
b) Tổ chức thực hiện.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV giao nhiệm vụ học tập:
+ Nhiệm vụ 1: GV chia lớp thành các nhóm (4 - 6 HS mỗi nhóm) và giao nhiệm
vụ học tập: Nêu những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật trên thế giới.
+ Nhiệm vụ 2: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ 1, GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
nêu quan điểm: Em ấn tượng nhất với thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa
học - kĩ thuật? Vì sao?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- Nhiệm vụ 1: HS khai thác thông tin bảng một số thành tựu tiêu biểu của cuộc
cách mạng khoa học - kĩ thuật và các hình 22.3, 22.4, 22.5 và 22.6 để thực hiện nhiệm vụ.
- Nhiệm vụ 2: Các nhóm dựa vào kết quả đã hoàn thành ở nhiệm vụ 1, thảo luận
và trình bày quan điểm về thành tựu ấn tượng và giải thích lí do.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
Gv mời đại diện 2 - 3 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe
và có thể đặt câu hỏi để nhóm trình bày giải thích rõ hơn.
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm. GV có thể cho các nhóm tự đánh
giá mức độ đạt được theo tiêu chí sau:
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM (BẢNG TÓM TẮT) STT Tiêu chí Điểm 3 4 (thiếu mỗi Nội
Trình bày đúng, đủ những thành tựu tiêu biểu. ý trừ 0,5 1 dung điểm)
Bố cục mạch lạc, lô gíc. 1 Hình
Bảng trình bày cân đối, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. 1 2 thức
Có sử dụng hình ảnh minh hoạ. 1 Báo
Trình bày rõ ràng, tự tin. 1 3 cáo
Trả lời được câu hỏi thêm của GV hoặc bạn học. 1
2.1.2. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ
thuật đối với Việt Nam. a) Mục tiêu.
HS nêu được những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học -
kĩ thuật đối với Việt Nam.
b) Tổ chức thực hiện.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV cho HS thảo luận cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ: Nêu một số ảnh hưởng ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đối với Việt Nam.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS khai thác Tư liệu 1, đọc thông tin SGK để’ thực hiện yêu cầu.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- GV gọi đại diện 2 - 3 cặp đôi báo các kết quả và gọi một số cặp đôi khác nhận xét, góp ý.
- Gợi ý, HS có thể báo cáo kết quả thảo luận bằng bảng tóm tắt:
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC
KĨ THUẬT ĐỐI VỚI VIỆT NAM Nội dung
Thành tựu tiêu biểu Hướng dẫn Tích cực
- Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Việt Nam theo HS khai thác
hướng hiện đại, hội nhập khu vực và thế giới, Tư liệu 1, thông
tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. tin thời cơ
- Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của trong người dân. SGK trang 113 Tiêu cực
-Dễ bị biến thành nơi gia công, lắp ráp đơn giản, Đọc thông tin 4


zalo Nhắn tin Zalo