Giáo án Bài 25: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

61 31 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: KHTN
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 4 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Sinh học - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Sinh học - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng phần học và bám sát chương trình Sách giáo khoa KHTN 6 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(61 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Bài 25: TÌM HIỂU SINH VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học này học sinh sẽ khám phá được quá trình lớn
lên và sinh sản của tế bào bao gồm
- Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.
- Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên.
- Sử dụng được kháo lưỡng phân để phân loại mootk số nhóm sinh vật.
- Quan sát và phân biệt được một số nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.
- Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật.
- Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngài thiên nhiên. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển mộ số năng lực của học sinh như sau:
- Năng lực tự chủ và tự học: lập kế hoạch thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ quan
sát, phân loại, viết và trình bày báo cáo an toàn, chất lượng và đúng tiến độ .
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: phân công, thảo luận thống nhất cách làm hiệu quả, đoàn kết.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân loại được nhóm các sinh vật ngẫu
nhiên quan sát được khi tham quan thiên nhiên. Giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình làm thực hiện.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên (sinh học) * Nhận thức sinh học
- Nhận biết và gọi tên được các sinh vật sống trong tự nhiên.
- Nhận biết được vai trò của sinh vật trong thế giới tự nhiên.
- So sánh và phân loại được các sinh vật theo khóa lưỡng phân.
* Tìm hiểu thế giới sống
- Lập, thực hiện được kế hoạch. Viết và trình bày được báo cáo trước lớp.
* Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
- Đánh giá được mức độ đa dạng sinh học và đề xuất được biện pháp bảo vệ sự đa
dạng snh học tại địa phương, nơi quan sát.
3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động thực hiện các hoạt động quan sát sinh vật trong tự nhiên.
- Trung thực, báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện, cẩn thận
trong việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm.
- Yêu và bảo vệ thiên nhiên. Chỉ quan sát, chụp ảnh rồi trả sinh vật về nơi sống ban
đầu. Hạn chế tối đa làm ảnh hưởng, thay đổi môi trường sống của sinh vật.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị thí nghiệm theo hướng dẫn: kính lúp, máy ảnh, ống nhòm, găng tay bảo
hộ, sổ bút ghi chép, kéo cắt cây, pank, vợt bắt sâu bọ, vợt bắt động vật thuye sinh, hộp
nuôi sâu bọ, hộp hoặc bể chứa động vật thủy sinh.
- Học sinh tự kẻ phiếu quan sát vào sổ theo mẫu SGK vào sổ ghi chép.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định mục tiêu của nhóm trong giờ thực hành, kiểm tra dụng
cụ, mẫu vật của mỗi nhóm.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được nhiệm vụ của nhóm và kiểm tra được
thiết bị, dụng cụ, mẫu vật đầy đủ để tiến hành thực hành.
b) Nội dung: Học sinh thực hiện:
Thảo luận nhóm xác định
+ Mục tiêu nhóm đạt được trong giờ thực hành
+ Kiểm tra thiết bị, dụng cụ, mẫu vật và các bước tiến hành c) Sản phẩm:
- Hoàn thành nội dung (I), (II) và (III) trong phiếu học tập nhóm. (I) Mục tiêu
Thực hiện đúng kế hoạch thời gian của lớp, kê hoạch thực hiện của nhóm.
Quan sát và chụp ảnh được các sinh vật. Xác định được vai trò của tê bào L a ch ự n, quan sát ghi chép đ ọ c thông tin v ượ các sinh v ề t. ậ
.................................................................................................................................. (II) Dụng cụ.
(III)
Phương pháp quan sát Bằng mắt thường
Động vật, thực vật cỡ lớn:…. Bằng kính lúp
Động vật, thực vật nhỏ: rêu, kiến, mối, ấu trùng…. Bằng ống nhòm
Sinh vật có vị trí xa, khó bắt … … …
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hành (6-8 học sinh) thảo luận nhóm
+ phân công nhóm trưởng, thư kí….
+ xác định mục tiêu của nhóm, kiểm tra dụng cụ mẫu vật, xác định phương pháp quan sát.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Thực hành tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên. a) Mục tiêu:
- Quan sát được các sinh vật ngoài thiên nhiên và xác định được vai trò của chúng.
- Chụp được ảnh và ghi thông tin để làm được bản báo cáo thu hoạch. b) Nội dung:
Học sinh đi quan sát trong khu vực thực hành, ghi chép, chụp ảnh xác định tên, đặc
điểm, vai trò của sinh vật. c) Sản phẩm:
- Ảnh chụp mẫu vật quan sát thu thập (trước khi trả về thiên nhiên).
- Phiếu quan sát thực vật, động vật theo mẫu trong SGK Bảng 1: Nơi ST Nhóm Tên cây quan MT sống Vai trò của cây Ghi chú T thực vật sát CV Cho bóng mát, 1 Sấu bách Trên cạn Hạt kín tạo oxi cho hô thảo hấp nhiều SV Thức ăn cho cá, Dưới 2 Rong Hồ cá Tảo tạo oxi hòa tan nước trong nước Gốc cây Tạo thảm thực Nơi ẩm 3 Rêu lớn, ven Rêu vật tránh rửa trôi ướt hồ đất… Bảng 2: Nơi ST Nhóm Tên động vật quan MT sống Vai trò của ĐV Ghi chú T ĐV sát CV Bắt sâu, phát tán 1 Chào mào bách Trên cạn Lớp chim hạt … thảo CV 2 Sóc bách Trên cạn Lớp thú Phát tán hạt cây thảo 3
d)Tổ chức thực hiện:
 Giáo viên giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ học sinh thực hành theo nhóm. Quán triệt thời gian, địa điểm
xuất phát và kết thúc buổi tham quan thiên nhiên.  Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc nhóm: quan sát, chụp ảnh, xác định tên, vai trò của mẫu vật, ghi chép vào sổ  Báo cáo thảo luận
- Báo cáo số lượng mẫu động vật, thực vật quan sát được trong buổi tham quan thiên nhiên.
 Kết luận, nhận định


zalo Nhắn tin Zalo