Giáo án Bài 41 KHTN 9 Chân trời sáng tạo (2024): Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể

303 152 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Sinh Học
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 21 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Sinh học 9 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Sinh học 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Sinh học 9 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(303 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Sinh Học

Xem thêm

Mô tả nội dung:


Chủ đề 11: DI TRUYỀN HỌC
BÀI 41: CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
VÀ ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 9
Thời gian thực hiện: 03 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ
nhiễm sắc thể đặc trưng.
- Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lượng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa.
- Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa
với tâm động, có cánh.
- Dựa vào hình ảnh mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp
xếp của gene trên nhiễm sắc thể.
- Nêu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh họa. Trình bày
được ý nghĩa và tác hại của đột biến nhiễm sắc thể. 2. Về năng lực a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến NST. - Giao tiếp và hợp tác:
+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến NST.
+ Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo
luận về cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến NST, đảm bảo các thành viên trong nhóm
đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong
nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ
nhiễm sắc thể đặc trưng.
+ Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lượng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa.
+ Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa
với tâm động, có cánh.
+ Dựa vào hình ảnh mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp
xếp của gene trên nhiễm sắc thể.
+ Nêu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh họa. Trình bày
được ý nghĩa và tác hại của đột biến nhiễm sắc thể.
- Tìm hiểu khoa học tự nhiên:
+ Quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi. 3. Về phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh theo sách giáo khoa; - Máy chiếu, bảng nhóm; - Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Quan sát hình 41.1 và 41.2, kết hợp thông tin SGK, hoạt động cặp đôi và hoàn
thành PHT số 1 trong thời gian 5 phút.
(?) Nhiễm sắc thể là gì?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
(?) Hãy nhận xét về hình dạng và số lượng nhiễm sắc thể ở các loài sinh vật?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Nghiên cứu thông tin SGK trang 171, hoạt động theo nhóm 4HS và hoàn
thành phiếu học tập số 2 trong thời gian 7 phút.

Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội Tiêu chí
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
Bộ nhiễm sắc thể đơn bội Kí hiệu Tồn tại ở tế bào Đặc điểm
2. Xác định bộ nhiễm sắc thể trong tế bào soma và giao tử của một số loài. Loài Số lượng NST Loài Số lượng NST 2n n 2n n Người 46 ….. Nấm men ….. 17 Ruồi giấm ….. 4 Đậu Hà Lan ….. 7 Tinh tinh 48 ….. Ngô ….. 10 Gà 78 ….. Cỏ tháp bút 216 ….. Chuột nhắt ….. 20 Cải bắp 18 …..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Em hãy nghiên cứu thông tin SGK trang 173, hoạt động theo nhóm 4HS và hoàn
thành phiếu học tập số 1 trong thời gian 8 phút. Điểm sai khác
Nhiễm sắc thể ban đầu
NST bị biến đổi cấu trúc so với NST ban đầu Điểm sai khác
Bộ nhiễm sắc thể
Bộ NST bị biến đổi số lượng so với bộ NST ban đầu của loài ban đầu
- Học sinh chuẩn bị: 2 sợi dây len và băng dính hoặc dây thép nhỏ, các viên bi
hoặc hạt vòng nhựa (hoặc gỗ), bìa carton.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi. - Phương pháp trực quan.
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết đột biến nhiễm sắc thể.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi khởi động bài học:
Hiện nay, các nhà khoa học đã tạo được nhiều giống cây ăn quả không hạt có hàm
lượng dinh dưỡng và giá trị thương mại cao. Các giống cây ăn quả không hạt có thể
được taoh ra bằng phương pháp nào?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Dự kiến: Các giống cây ăn quả không hạt có thể được taoh ra bằng phương pháp gây đột biến NST.


zalo Nhắn tin Zalo