Chủ đề 11: DI TRUYỀN
BÀI 41: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DI TRUYỀN VÀO ĐỜI SỐNG
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 9
Thời gian thực hiện: 02 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
- Nêu được một số ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp, y học, pháp y,
làm sạch môi trường, an toàn sinh học.
- Nêu được một số vấn đề đạo đức sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền.
- Tìm hiểu được một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương. 2. Về năng lực a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về ứng dụng công nghệ di truyền
trong một số lĩnh vực của đời sống, một số vấn đề về đạo đức sinh học trong nghiên cứu
và ứng dụng công nghệ di truyền, sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương. - Giao tiếp và hợp tác:
+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về ứng dụng công nghệ di truyền trong
một số lĩnh vực của đời sống, một số vấn đề về đạo đức sinh học trong nghiên cứu và
ứng dụng công nghệ di truyền, sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương.
+ Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận
về ứng dụng công nghệ di truyền trong một số lĩnh vực của đời sống, một số vấn đề về
đạo đức sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền, sản phẩm ứng
dụng công nghệ di truyền tại địa phương, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được
tham gia và trình bày báo cáo.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong
nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Nêu được một số ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp, y học, pháp y,
làm sạch môi trường, an toàn sinh học.
+ Nêu được một số vấn đề về đạo đức sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền.
- Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu được một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về di truyền để giải thích
cơ sở khoa học cho việc ứng dụng công nghệ di truyền trong đời sống. 3. Về phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh về ứng dụng công nghệ di truyền trong đời sống.
- Máy chiếu, bút viết bảng. - Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1:
a. Quan sát hình 45.1 cho biết giống cây trồng biến đổi gene có những đặc tính vượt trội
nào so với giống ban đầu?
b. Ở địa phương em có sử dụng giống cây trồng biến đổi gene không? Nếu có, hãy liệt kê
một số loại cây trồng đó.
Câu 2: Tại sao việc sản xuất insulin từ vi khuẩn E.coli có nhiều ưu điểm hơn việc chiết
xuất insulin từ tuyến tụy của động vật. Câu 3:
a. Theo em, vi sinh vật biến đổi gene dùng để phân hủy rác thải hữu cơ cần có những đặc tính nào?
b. Ở địa phương em có sử dụng chế phẩm vi sinh vật để làm sạch môi trường không? Nếu
có, hãy xác định đó có phải là vi sinh vật biến đổi gene không?
Câu 4: Cho ví dụ cụ thể một sản phẩm của ứng dụng công nghệ di truyền trong an toàn sinh học mà em biết?
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.
- Phương pháp trực quan, vấn đáp. - Kĩ thuật trạm.
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết về ứng dụng công nghệ di truyền.
b) Nội dung: GV đặt vấn đề vào bài: Drew Weissman và Katalin Kariko là hai nhà
khoa học đạt giải Nobel năm 2023 với nghiên cứu ứng dụng công nghệ di truyền để sản
xuất vaccine mRNA phòng chống COVID-19. Trong tương lai, công nghệ dì truyền sẽ
ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn vào đời sống và xã hội. Tuy nhiên, liệu tất cả các
ứng dụng của công nghệ di truyền đều mang lại lợi ích cho con người và được nhân loại đón nhận không?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Dự kiến SP: Công nghệ di truyền đã mở ra những cánh cửa mới trong y học và khoa
học, mang lại hy vọng trong việc điều trị các bệnh tật và cải thiện chất lượng cuộc
sống. Tuy nhiên, như mọi công nghệ khác, việc áp dụng công nghệ di truyền cũng đòi
hỏi sự cân nhắc và quản lý cẩn thận. Mặc dù các ứng dụng của công nghệ này có thể
mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có những rủi ro và thách thức.
Việc áp dụng công nghệ di truyền trong y học cần phải được điều chỉnh và kiểm soát
một cách cẩn thận để đảm bảo rằng các phương pháp mới không gây ra hậu quả không
mong muốn hoặc đạo đức. Sự đồng thuận và giám sát từ phía cộng đồng y tế và xã hội
là rất quan trọng để đảm bảo rằng công nghệ di truyền được sử dụng một cách đạo đức
và mang lại lợi ích cho con người.
Như vậy, trong khi công nghệ di truyền có tiềm năng mang lại nhiều lợi ích cho con
người, việc áp dụng nó cần phải được tiến hành một cách có trách nhiệm và cẩn thận,
với sự quan tâm đến các vấn đề đạo đức, an toàn và quản lý rủi ro.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ
GV chiếu hình ảnh và giới thiệu về một số loại vaccine Nhận nhiệm vụ
phòng chống Covid-19, dẫn dắt vấn đề:
Drew Weissman và Katalin Kariko là hai nhà khoa học đạt
giải Nobel năm 2023 với nghiên cứu ứng dụng công nghệ
di truyền để sản xuất vaccine mRNA phòng chống COVID-
19. Trong tương lai, công nghệ dì truyền sẽ ngày càng đóng
vai trò quan trọng hơn vào đời sống và xã hội. Tuy nhiên,
liệu tất cả các ứng dụng của công nghệ di truyền đều mang
lại lợi ích cho con người và được nhân loại đón nhận không?
Thực hiện nhiệm vụ HS nêu ý kiến theo
Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
hiểu biết của bản thân. Báo cáo kết quả:
GV yêu cầu đại diện 1vài HS trả lời. Đại diện HS báo cáo.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài Xác định vấn đề bài học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu ứng dụng công nghệ di truyền (40 phút) a) Mục tiêu:
- Nêu được một số ứng dụng công nghệ di truyền trong y học, pháp y, làm sạch môi
trường, nông nghiệp, an toàn sinh học.
- Tìm hiểu được một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương. b) Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp làm việc nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn và
gợi ý cho HS hoàn thành phiếu học tập số 1.
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
+ GV chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ độc lập:
Nhóm 1: Tìm hiểu ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp.
Nhóm 2: Tìm hiểu ứng dụng công nghệ di truyền trong y học, pháp y.
Nhóm 3: Tìm hiểu ứng dụng công nghệ di truyền trong làm sạch môi trường.
Nhóm 4: Tìm hiểu ứng dụng công nghệ di truyền trong an toàn sinh học.
+ Các nhóm làm việc trong vòng 10 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành
viên phải trình bày trước nhóm của mình một lượt, như là chuyên gia.
Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép
+ Thành lập nhóm các mảnh ghép: Mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên
của nhóm chuyên gia. Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả
tìm hiểu ở nhóm chuyên gia, hoàn thành PHT số 1.
Luyện tập: Cho một số ví dụ về ứng dụng công nghệ di truyền trong thực tiễn. Hãy sắp xếp
các ứng dụng này vào từng lĩnh vực tương ứng ở trên.
Giáo án Bài 45 KHTN 9 Chân trời sáng tạo (2024): Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống
162
81 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Sinh học 9 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Sinh học 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Sinh học 9 Chân trời sáng tạo.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(162 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)