Giáo án Bài 5 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo (2024): Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

704 352 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Địa Lý
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Địa lí 10 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Địa lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Địa lí 10 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(704 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Ngày soạn: …. /…. /….
BÀI 5 (3 tiết). HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phân tích được hệ quả địa các chuyển động chính của Trái Đất: chuyển động tự
quay (sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất); chuyển động quanh Mặt Trời (các mùa
trong năm, ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ).
- Liên hệ được thực tế địa phương về các mùa trong năm chênh lệch thời gian
ngày đêm.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Sẵn sàng giúp đỡ các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập.
+ Tự khẳng định bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định bảo vệ
quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện thái
độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động
nhân/cặp/nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết xác định làm thông tin từ
nguồn thông tin SGK, bản đồ, video…
* Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học địa lí:
+ Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Sử dụng được video địa để xác
định được hướng chuyển động các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái
Đất; Quỹ đạo chuyển động và các hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.
+ Giải thích các hiện tượng quá trình địa lí: Phát hiện giải thích được các hệ
quả các chuyển động chính của Trái Đất.
- Tìm hiểu địa lí:
+ Sử dụng các công cụ địa lí: Biết sử dụng mô hình, tranh ảnh, video,…
+ Biết khai thác Internet phục vụ trong việc học tập môn Địa lí.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Cập nhật thông tin liên hệ thực tế: Tìm kiếm được các thông tin nguồn số
liệu tin cậy các hệ quả chuyển động của Trái Đất.
+ Vận dụng tri thức địa giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Vận dụng được các
kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến các hệ quả chuyển
động của Trái Đất.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Nhân ái: mối quan hệ hài hòa với người khác. Tôn trọng, yêu thương con
người cũng như các loài sinh vật sống trên Trái Đất.
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi
khó khăn để xây dựng thực hiện kế hoạch học tập. ý chí vượt qua khó khăn để
hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực trong thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói hành động của bản thân khi tham gia
các hoạt động học tập. Tích cực bảo vệ tự nhiên, bảo vệ Trái Đất.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Nêu các vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
Gợi ý:
Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá:
- Khoáng vật những nguyên tố tự nhiên hoặc hợp chất hóa học trong thiên nhiên,
xuất hiện do kết quả của quá trình địa chất.
- Đá tập hợp của một hay nhiều khoáng vật bộ phận chủ yếu cấu tạo nên vỏ
Trái Đất. Theo nguồn gốc, đá được phân chia thành 3 nhóm:
+ Đá macma (đá granit, đá badan,…) được tạo thành do quá trình ngưng kết (nguội
lạnh) của các silicat nóng chảy.
+ Đá trầm tích (đá vôi, sa thạch,…) hình thành trong các vùng trũng do sự lắng tụ và
nén chặt các vật liệu vụn nhỏ.
+ Đá biến chất (đá nai, đá hoa, đá phiến,…) được tạo thành từ đá macma hoặc đá
trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt, áp suất,…
3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục tiêu: HS nhớ lại những kiến thức về hệ quả chuyển động của Trái Đất.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Hãy chọn đồ vật cần dọn đặt tên cho hệ quả địa các chuyển động
chính của Trái Đất tương ứng với bức tranh mà em nhìn thấy?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu, tổ chức cho HS chơi trò “DỌN
SẠCH ĐẠI DƯƠNG” để trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên sở đó dẫn dắt
HS vào bài học mới.
bao giờ các em tự hỏi sao hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái
Đất? sao một số nơi trên Trái Đất lại bốn mùa xuân, hạ, thu, đông? Tại sao trận
bóng đá đang diễn ra tại một quốc gia này, nhưng các nước trên thế giới lại xem trực
tiếp vào các giờ khác nhau?
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
a) Mục tiêu: HS phân tích được hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo nhóm để tìm hiểu hệ
quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
* Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về sự luân phiên ngày đêm: Nguyên nhân, biểu hiện, ý nghĩa.
* Nhóm 2, 4: Tìm hiểu về giờ trên Trái Đất: Nguyên nhân, biểu hiện, ý nghĩa.
+ Cho biết Trái Đất được chia thành bao nhiêu múi giờ. Mỗi múi giờ rộng bao nhiêu
độ kinh tuyến?
+ Giải thích vì sao ranh giới múi giờ không thẳng theo đường kinh tuyến?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
1. Sự luân phiên ngày, đêm
- Trái Đất dạng hình cầu nên trong cùng một thời điểm chỉ được Mặt Trời chiếu sáng
một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.
- Trái Đất không đứng yên tự quay quanh trục tưởng tượng của nên đã tạo ra sự
luân phiên ngày và đêm trên Trái Đất.
2. Giờ trên Trái Đất
- Trái Đất dạng hình cầu tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên cùng một thời
điểm, các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời độ cao khác nhau. Các địa
điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ giờ khác nhau, đó giờ địa phương (hay giờ
Mặt Trời).
- Giờ địa phương không thuận tiện trong các hoạt động kinh tế-xã hội người ta chia
Trái Đất làm 24 múi giờ (khu vực giờ), mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa
phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi.
- Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT, số thứ tự các múi giờ được đánh
từ kinh tuyến gốc sang phía đông. Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
- Trong thực tế, ranh giới các múi giờ không hoàn toàn chạy dọc theo kinh tuyến
thường được quy định theo đường biên giới quốc gia. quốc gia lãnh thổ rộng lớn
nhưng chỉ sử dụng một múi giờ như Trung Quốc. Một số nước khác lại chia làm nhiều
múi giờ: Liên bang Nga, Ca-na-da, Hoa Kỳ,…
- Theo cách tính giờ múi như vậy, trên Trái Đất luônmúi giờ màđó có hai ngày lịch
khác nhau, vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày. Người ta quy định lấy
kinh tuyến 180
o
qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
tế. Nếu đi từ tây sang đông, qua kinh tuyến 180
o
thì lùi một ngày lịch; còn nếu đi từ đông
sang tây, qua kinh tuyến 180
o
thì tăng 1 ngày lịch.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm
hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân hoạt động theo nhóm để hoàn thành
nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm
việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất
a) Mục tiêu: HS phân tích được hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo nhóm để tìm hiểu hệ
quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.
* Nhóm 1, 3: Dựa vào hình 5.4 và thông tin trong bài, em hãy:
Tìm hiểu về các mùa trong năm: Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân.
* Nhóm 2, 4: Dựa vào hình 5.5 thông tin trong bài, em hãy phân tích hiện tượng
ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ (biểu hiện, nguyên nhân) theo gợi ý sau:
+ Nơi nào trên Trái Đất luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau? Vì sao?
+ Càng về gần hai cực hiện tượng ngày, đêm diễn ra như thế nào?
+ Nhận xét và giải thích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trong các ngày 22-
6 và 22-12 ở bán cầu Bắc?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
1. Các mùa trong năm
- Mùa là một phần thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và không
đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời. Nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt
Trời thời bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều này làm cho thời gian chiếu
sáng và lượng bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi bán cầu đều thay đổi quanh năm.
- Người ta chia một năm thành bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Tuy nhiên, việc phân chia
thành bốn mùa này chỉ mang tính chất tương đối sự khác nhau các khu vực, các
quốc gia.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
2. Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ
- Do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương trong khi chuyển động quanh Mặt Trời
nên tùy vào vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo độ dài ngày, đêm thay đổi theo mùa
theo vĩ độ.
- Xích đạo, quanh năm ngày, đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo về hai cực, độ dài
ngày và đêm càng chênh lệch.
- Vào ngày 22-6, bán cầu Bắc ngả về phía gần Mặt Trời, nên có diện tích được chiếu sáng
lớn, thời gian chiếu sáng dài, vậy ngày dài hơn đêm. Càng đi về phía cực Bắc thì ngày
càng dài, đêm càng ngắn. Đặc biệt, từ vòng cực Bắc đến cực Bắc thì ngày kéo dài 24 giờ
(gọi là ngày địa cực). Ở bán cầu Nam, hiện tượng này diễn ra ngược lại.
- Vào ngày 22-12, bán cầu Bắc ngả về phía xa Mặt Trời nên diện tích được chiếu sáng
nhỏ, thời gian chiếu sáng gần, vậy ngày ngắn hơn đêm. Càng đi về phía cực Bắc thì
ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng từ vòng cực Bắc đến cực Bắc đêm dài 24 giờ
(gọi là đêm địa cực). Ở bán cầu Nam, hiện tượng này diễn ra ngược lại.
- Riêng ngày 21-3 và 23-9, tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào Xích đạo, cả hai bán cầu
hướng về phía Mặt Trời với khoảng cách bằng nhau nên thời gian chiếu sáng cho hai bán
cầu bằng nhau; vì thế ngày dài bằng đêm trên toàn Trái Đất.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm
hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân hoạt động theo nhóm để hoàn thành
nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm
việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong bài học.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK, Internet và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi 1: Trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
* Câu hỏi 2: Lập đồ (hoặc bảng kiến thức) các hệ quả chuyển động xung quanh
Mặt Trời của Trái Đất?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Gợi ý:
Các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
* Trên Trái Đất có ngày và đêm diễn ra luân phiên là do
- Trái Đất dạng hình cầu nên trong cùng một thời điểm chỉ được Mặt Trời chiếu
sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.
- Trái Đất không đứng yên tự quay quanh trục tưởng tượng của nên đã tạo ra
sự luân phiên ngày và đêm trên Trái Đất.
* Giờ trên Trái Đất
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85

Mô tả nội dung:



Ngày soạn: …. /…. /….
BÀI 5 (3 tiết). HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:
- Phân tích được hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất: chuyển động tự
quay (sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất); chuyển động quanh Mặt Trời (các mùa
trong năm, ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ).
- Liên hệ được thực tế địa phương về các mùa trong năm và chênh lệch thời gian ngày đêm. 2. Năng lực: * Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Sẵn sàng giúp đỡ các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập.
+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ
quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái
độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ
nguồn thông tin SGK, bản đồ, video…
* Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học địa lí:
+ Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Sử dụng được video địa lí để xác
định được hướng chuyển động và các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái
Đất; Quỹ đạo chuyển động và các hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.
+ Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí: Phát hiện và giải thích được các hệ
quả các chuyển động chính của Trái Đất. - Tìm hiểu địa lí:
+ Sử dụng các công cụ địa lí: Biết sử dụng mô hình, tranh ảnh, video,…
+ Biết khai thác Internet phục vụ trong việc học tập môn Địa lí.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số
liệu tin cậy các hệ quả chuyển động của Trái Đất.
+ Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Vận dụng được các
kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến các hệ quả chuyển động của Trái Đất. 3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác. Tôn trọng, yêu thương con
người cũng như các loài sinh vật sống trên Trái Đất.
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi
và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để
hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực trong thực hiện các nhiệm vụ học tập.


- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia
các hoạt động học tập. Tích cực bảo vệ tự nhiên, bảo vệ Trái Đất.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị:
Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Nêu các vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất. Gợi ý:
Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá:
- Khoáng vật là những nguyên tố tự nhiên hoặc hợp chất hóa học trong thiên nhiên,
xuất hiện do kết quả của quá trình địa chất.
- Đá là tập hợp của một hay nhiều khoáng vật và là bộ phận chủ yếu cấu tạo nên vỏ
Trái Đất. Theo nguồn gốc, đá được phân chia thành 3 nhóm:
+ Đá macma (đá granit, đá badan,…) được tạo thành do quá trình ngưng kết (nguội
lạnh) của các silicat nóng chảy.
+ Đá trầm tích (đá vôi, sa thạch,…) hình thành trong các vùng trũng do sự lắng tụ và
nén chặt các vật liệu vụn nhỏ.
+ Đá biến chất (đá gơ nai, đá hoa, đá phiến,…) được tạo thành từ đá macma hoặc đá
trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt, áp suất,…
3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục tiêu: HS nhớ lại những kiến thức về hệ quả chuyển động của Trái Đất.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Hãy chọn đồ vật cần dọn và đặt tên cho hệ quả địa lí các chuyển động
chính của Trái Đất tương ứng với bức tranh mà em nhìn thấy?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu, tổ chức cho HS chơi trò “DỌN
SẠCH ĐẠI DƯƠNG” để trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Có bao giờ các em tự hỏi vì sao hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái
Đất? Vì sao một số nơi trên Trái Đất lại có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông? Tại sao trận
bóng đá đang diễn ra tại một quốc gia này, nhưng các nước trên thế giới lại xem trực
tiếp vào các giờ khác nhau?



HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
a) Mục tiêu: HS phân tích được hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo nhóm để tìm hiểu hệ
quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
* Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về sự luân phiên ngày đêm: Nguyên nhân, biểu hiện, ý nghĩa.
* Nhóm 2, 4: Tìm hiểu về giờ trên Trái Đất: Nguyên nhân, biểu hiện, ý nghĩa.
+ Cho biết Trái Đất được chia thành bao nhiêu múi giờ. Mỗi múi giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến?
+ Giải thích vì sao ranh giới múi giờ không thẳng theo đường kinh tuyến?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
1. Sự luân phiên ngày, đêm
- Trái Đất có dạng hình cầu nên trong cùng một thời điểm chỉ được Mặt Trời chiếu sáng
một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.
- Trái Đất không đứng yên mà tự quay quanh trục tưởng tượng của nó nên đã tạo ra sự
luân phiên ngày và đêm trên Trái Đất. 2. Giờ trên Trái Đất
- Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên cùng một thời
điểm, ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau.  Các địa
điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).
- Giờ địa phương không thuận tiện trong các hoạt động kinh tế-xã hội  người ta chia
Trái Đất làm 24 múi giờ (khu vực giờ), mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa
phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi.
- Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT, số thứ tự các múi giờ được đánh
từ kinh tuyến gốc sang phía đông. Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
- Trong thực tế, ranh giới các múi giờ không hoàn toàn chạy dọc theo kinh tuyến mà
thường được quy định theo đường biên giới quốc gia. Có quốc gia lãnh thổ rộng lớn
nhưng chỉ sử dụng một múi giờ như Trung Quốc. Một số nước khác lại chia làm nhiều
múi giờ: Liên bang Nga, Ca-na-da, Hoa Kỳ,…
- Theo cách tính giờ múi như vậy, trên Trái Đất luôn có múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch
khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày. Người ta quy định lấy
kinh tuyến 180o qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc


tế. Nếu đi từ tây sang đông, qua kinh tuyến 180o thì lùi một ngày lịch; còn nếu đi từ đông
sang tây, qua kinh tuyến 180o thì tăng 1 ngày lịch.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm
hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm
việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất
a) Mục tiêu: HS phân tích được hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo nhóm để tìm hiểu hệ
quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.
* Nhóm 1, 3: Dựa vào hình 5.4 và thông tin trong bài, em hãy:
Tìm hiểu về các mùa trong năm: Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân.
* Nhóm 2, 4: Dựa vào hình 5.5 và thông tin trong bài, em hãy phân tích hiện tượng
ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ (biểu hiện, nguyên nhân) theo gợi ý sau:
+ Nơi nào trên Trái Đất luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau? Vì sao?
+ Càng về gần hai cực hiện tượng ngày, đêm diễn ra như thế nào?
+ Nhận xét và giải thích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trong các ngày 22-
6 và 22-12 ở bán cầu Bắc?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT 1. Các mùa trong năm
- Mùa là một phần thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và không
đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời. Nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt
Trời và có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều này làm cho thời gian chiếu
sáng và lượng bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi bán cầu đều thay đổi quanh năm.
- Người ta chia một năm thành bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Tuy nhiên, việc phân chia
thành bốn mùa này chỉ mang tính chất tương đối và có sự khác nhau ở các khu vực, các quốc gia.


zalo Nhắn tin Zalo