Giáo án Bài 5 Lịch sử 9 Kết nối tri thức (2024): Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 - 1930

260 130 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 24 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2025.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 9 Kết nối tri thức.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(260 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
BÀI 5: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ NHỮNG NĂM 1918 – 1930 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ: Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc
dân chủ những năm 1918 – 1930. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của bản thân
và tự nhân công việc phù hợp.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (5.1 –
5.3) và phần Em có biết để tìm hiểu về những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc
dân chủ những năm 1918 – 1930; Phân tích được nguyên nhân và hệ quả của phong trào
dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học kết hợp sưu tầm
trên sách, báo, internet, tìm hiểu về một số thanh niên, trí thức đã tham gia tích cực vào
phong trào dân tộc dân chủ (1918 – 1930). Xây dựng poster giới thiệu về một nhân vật mà em ấn tượng nhất. 3. Phẩm chất
- Yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí không khuất phục trước
chính sách cai trị và đàn áp của kẻ thù, nhằm đấu tranh cho nền độc lập dân tộc; Lòng biết
ơn và có hành động tri ân đối với sự hi sinh của cha ông trong cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử).
- Lược đồ, hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.
- Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu. 1
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử).
- Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Phong trào dân tộc
dân chủ những năm 1918 – 1930.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Giải câu đố” tìm hiểu về một số nhân
vật lịch sử tiêu biểu của Việt Nam trong giai đoạn 1918-1930; GV đặt câu hỏi gợi mở
c. Sản phẩm: tên các nhân vật lịch sử
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS trò chơi “Giải câu đố”
+ GV đưa ra câu đố về các nhân vật lịch sử.
+ HS giơ tay giành quyền trả lời,
trả lời đúng sẽ được cộng 1 điểm,
trả lời sai sẽ phải nhường lại cơ hội cho các bạn khác.
- Gợi ý bộ câu đố:
Câu số 1. Đố ai khởi nghĩa không thành/ Lâm Thao tử tiết cho đành chí trai/ Và ai lên đoạn
đầu đài/ Cho trời Yên Bái u hoài đau thương?
Đáp án: Nguyễn Khắc Nhu, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí.
Lưu ý: Nguyễn Khắc Nhu (tuẫn tiết tại Lâm Thao); Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí của
ông (bị giặc Pháp đưa lên máy chém)
Câu số 2. Đố ai qua Nhật, sang Tàu/ Soạn thành Huyết lệ Lưu Cầu tân thư/ Hô hào vận
động Đông Du/ Kết đoàn cùng với sĩ phu khắp miền?
Đáp án: Phan Bội Châu
Câu số 3. “Năm xưa đề xướng Duy Tân, Viết thất điều trần, tố cáo tội vua” 2
Đáp án: Phan Châu Trinh
Câu số 4. “Anh hùng quê ở Nghệ An/ Đặt bom diệt Pháp, gian nan vô cùng/ Giặc đuổi
nhưng vẫn ung dung/ Giao mình cảm từ xuống dòng Châu Giang”
Đáp án: Phạm Hồng Thái
Bước 2 – 3: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế, trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời HS nêu đáp án
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và công bố đáp án đúng.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Khắc Nhu,
Nguyễn Thái Học và Phạm Hồng Thái,… là những nhân vật lịch sử nổi tiếng trong phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Cuộc đời và những hoạt động yêu nước,
cách mạng của họ gắn liền với nhiều biến cố của lịch sử dân tộc ta trong những năm 1918 –
1930. Để tìm hiểu kĩ hơn về lịch sử dân tộc Việt Nam trong giai đoạn này, chúng ta cùng đi
vào bài học ngày hôm nay – Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được hoạt động yêu nước tiêu biểu của
người Việt Nam ở nước ngoài.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.22 và trả
lời câu hỏi: Hãy trình bày một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của người Việt Nam ở nước ngoài.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của người Việt Nam ở nước ngoài.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
1. Hoạt động yêu nước
- GV gợi cho HS nhớ lại kiến thức đã học về bối cảnh của người Việt Nam ở
lịch sử: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga nước ngoài 3
(1917) và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (1919) đã tác - Tại Trung Quốc: nhóm
động to lớn đến phong trào cộng sản và công nhân quốc thanh niên yêu nước lập
tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước thuộc ra tổ chức Tâm tâm xã
địa, phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. (Quảng Châu, 1923).
- GV mở rộng: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ + Khôi phục quyền làm
hai của tư bản Pháp được tiến hàng ở Đông Dương đã người của người Việt
đưa tới nhiều biến quan trọng về chính trị, kinh tế, văn Nam.
hóa và xã hội ở Việt Nam, tạo ra những tiền đề về tư + Tiêu biểu là vụ mưu sát
tưởng, văn hóa, xã hội cho sự phát triển của phong trào Toàn quyền Đông Dương
yêu nước ở Việt Nam. Méc-lanh (Quảng Châu,
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin 1924).
mục 1 SGK tr.22 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày một số - Tại Pháp:
hoạt động yêu nước tiêu biểu của người Việt Nam ở nước Phan Châu Trinh và một ngoài.
số người Việt Nam tại
- GV cung cấp thêm một số tư liệu về hoạt động yêu Pháp đã:
nước của người Việt Nam ở nước ngoài (Đính kèm phía + Sáng lập hội những
dưới Hoạt động 1).
người yêu nước Việt Nam
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập (1919).
- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu + Viết nhiều tác phẩm lên hỏi.
án chế độ quân chủ trong
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
nước, thể hiện tinh thần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận dân tộc.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu một số hoạt động yêu
nước tiêu biểu của người Việt Nam ở nước ngoài.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Những hoạt động
yêu nước của người Việt Nam tiếp tục được duy trì mặc
dù chịu sự đàn áp của thực dân Pháp. Tuy nhiên,
những hoạt động này không có mục đích, đường lối rõ
ràng và mang tính tự phát. 4


zalo Nhắn tin Zalo