Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: TIÊU DÙNG THÔNG MINH I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được thế nào là tiêu dùng thông minh; lợi ích của tiêu dùng thông minh.
- Đánh giá được các hành vi tiêu dùng thông minh và kém thông minh.
- Nêu được các cách tiêu dùng thông minh (nắm bắt thông tin về sản
phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn, nhận biết những hình thức quảng
cáo khác nhau, xác định phương thức thanh toán,...).
- Thực hiện được hành vi tiêu dùng thông minh trong một số tình huống cụ thể.
- Khích lệ, giúp đỡ người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh. 2. Năng lực
Năng lực chung: -
Tự chủ và tự học: Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm
soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. -
Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học
tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. -
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc
nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực riêng: 1 -
Điều chỉnh hành vi: Đánh giá được hành vi tiêu dùng thông minh và kém thông minh. -
Phát triển bản thân: Thực hiện được hành vi tiêu dùng thông minh
trong một số tình huống cụ thể. -
Tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, học hỏi những
hành vi tiêu dùng thông minh trong đời sống xã hội; khích lệ, giúp đỡ
người thân, bạn bè. 3. Phẩm chất: -
Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện tiêu dùng thông
minh và giúp đỡ người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9. - Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
+ Các tranh, hình ảnh, video clip và các mẩu chuyện về tiêu dùng thông minh.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Giáo dục công dân 9.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng
cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ
năng của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu về tiêu dùng thông minh.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc và chia sẻ về những thói quen chi tiêu của mình và người thân. 2
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và rút ra được những bài học liên
quan đến tiêu dùng thông minh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi:
https://www.youtube.com/watch?v=8pGDGzLsYyQ (0:05 - 4:05)
+Em hãy nêu cảm nhận về việc chi tiêu của các bạn học sinh trong video?
- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.43: Em hãy
chia sẻ thói quen mua hàng của mình, người thân trong gia đình và nhận xét
về thói quen chi tiêu đó
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:
+ Bạn học sinh trong video đã nói dối mẹ để có tiền đi chơi với các bạn.
Đây là một hành vi thiếu trung thực và không trân trọng tiền của bố mẹ làm
ra. Việc chi tiêu chưa hợp lý của các bạn học sinh không chỉ ảnh hưởng đến
gia đình mà còn có thể gây ra những hệ quả lâu dài đối với tài chính cá nhân.
+ Những thói quen tiêu dùng của HS và gia đình:
Thói quen tiêu dùng Kết quả 3
1. Mua sắm theo danh sách: Trước - Tiết kiệm được tiền và tránh lãng
khi đi mua sắm, em thường lập danh phí.
sách những thứ cần mua để tránh - Tuy nhiên, đôi khi em vẫn mua
mua những thứ không cần thiết.
thêm một số đồ ngoài danh sách khi
thấy khuyến mãi hấp dẫn.
2. Mua hàng trực tuyến: Em thường - Tiết kiệm thời gian và có thể so
xuyên mua hàng trực tuyến vì tiện sánh giá cả giữa các cửa hàng.
lợi và có nhiều sự lựa chọn.
- Tuy nhiên, đôi khi em gặp phải
hàng kém chất lượng hoặc không giống mô tả.
3. Mua sắm đồ ăn tươi sống: Mẹ em - Đồ ăn luôn tươi ngon và đảm bảo
thường đi chợ hàng ngày để mua đồ sức khỏe.
ăn tươi sống thay vì mua nhiều và dự - Tuy nhiên, việc này tốn nhiều thời trữ.
gian và công sức đi chợ mỗi ngày.
4. Tái sử dụng và tái chế: Gia đình - Giảm thiểu rác thải và góp phần
em có thói quen tái sử dụng các vật bảo vệ môi trường.
dụng như túi nhựa, hộp đựng và tái - Tuy nhiên, cần dành thời gian để chế giấy, chai lọ.
phân loại và lưu trữ các vật dụng tái sử dụng.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Cuộc sống ngày càng hiện đại thì càng
đòi hỏi con người phải thông minh hơn trong cách tiêu dùng. Khi chúng ta
kiểm soát được việc chi tiêu, biết dùng tiền vào việc mua những thứ cần
thiết, hiệu quả thì sẽ góp phần chủ động về tài chính cá nhân. Để tìm hiểu rõ
hơn về cách tiêu dùng thông minh như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm
hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 8. Tiêu dùng thông minh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 4
Giáo án Bài 8: Tiêu dùng thông minh Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
132
66 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa GDCD 9 Chân trời sáng tạo.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(132 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)